5 nguyên tắc BẮT BUỘC phải nhớ khi đưa tay RÚT CHÂN HƯƠNG trên bàn thờ, làm sai là CÓ LỖI với Thánh Thần, bị trách phạt
Sau một thời gian thắp nhang, bát hương thường đầy. Lúc này, người ta thường thực hiện việc rút, tỉa chân hương và lau dọn ban thờ. Việc này không hề đơn giản như các mẹ vẫn nghĩ đâu nhé! Nếu thực hiện các nguyên tắc rút chân hương sai cách sẽ mất lộc cả nhiều năm về sau đó ạ. Bởi theo quan niệm dân gian, bát nhang chính là một biểu tượng tâm linh trên bàn thờ. Người xưa tin rằng, chính bát nhang là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ đối với các vị thần linh, gia tiên.
Vì vậy, khi thực hiện việc rút/tỉa chân hương, các mẹ phải nhớ thật kỹ 5 nguyên tắc dưới đây nhé:
Thời điểm nên rút tỉa chân hương
Thông thường, việc tỉa rút chân hương được các gia đình thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển các đồ đạc khác, nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.
Hoặc nếu bát hương đã quá đầy, gia chủ cũng nên lựa chọn ngày tốt để thực hiện điều này.
Lựa chọn người rút chân hương
Thông thường, người được lựa chọn để rút, tỉa chân hương là người chỉn chu, có tâm trong việc thờ cúng. Bởi dân gian quan niệm rằng, ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.
Lưu ý, người thực hiện nghi lễ nên tắm rửa sạch sẽ rồi mới nên bắt đầu các thao tác rút chân hương. Dân gian còn bày mẹo rằng: nên giã vài củ gừng, ngâm với rượu trắng trước (nên ngâm nhiều một chút để rửa đồ thờ cúng, thừa thì dùng chữa cảm lạnh nên không sợ lãng phí).
Khi rút chân hương nên khấn thế nào?
Trước khi rút chân hương, gia chủ chỉ cần chắp tay lễ trước bàn thờ khấn rằng: “Tín chủ tên là…, vì chưa chu đáo nên để bàn thờ bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối và kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…) cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.
Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…
Các bước rút chân hương
– Đầu tiên, gia chủ hãy chuẩn bị 1 đĩa hoa quả tươi đặt lên ban thờ và thắp mỗi bát hương một nén hương, kính cáo Thần linh và Gia tiên, xin được hóa bớt chân hương sau tuần hương này. Đây là cách gia chủ xin phép quan thần linh và gia tiên biết việc thời gian bao sái ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu thực hiện công việc (nhiều gia chủ tiến hành việc này từ hôm trước).
– Khi hương cháy hết, bạn cứ việc nhắc bớt chân hương ở các bát hương ra, rồi hóa nó đi.
– Mỗi bát chỉ để lại 3, 5 hoặc 7 chân hương.
– Sau đó lau chùi các bát hương và bàn thờ sạch sẽ, rồi thắp mỗi bát hương một nén hương. Nhân có việc cúng lễ gì thì cúng ngay sau khi dọn xong bát hương càng tốt.
Cách hóa số hương rút đi
Số hương được rút đi sẽ được gia chủ mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Các gia đình lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế nhé.