3 món nợ tuyệt đối không nên mắc khi ở độ tuổi trung niên: Đáng ngẫm!

Đến tuổi trung niên, dù là ai đi chăng nữa cũng sẽ có 3 khoản tài không nên phát và 3 món nợ không nên mắc. Hãy cùng xem cụ thể là gì trong bài viết dưới đây.

1. Tiền tài có được từ việc lợi dụng ảnh hưởng của bản thân tại công ty, đơn vị

Từng có không ít người đến tuổi trung niên, mượn ảnh hưởng của bản thân tại công ty, đơn vị, mượn “gió đông” của tổ chức để phục vụ cho việc làm ăn của cá nhân mình.

Mặc dù có thể thu về lợi nhuận nhưng phần lớn về sau, khi xảy ra chuyện, kết quả đều vô cùng thê thảm.

Sự nghiệp mà bản thân cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm bỗng chốc tan như mây khói. Thế nên, dù cơ hội có tốt đến đâu, mượn huy hoàng của cơ quan, đơn vị để phát tài là việc không nên làm. Nếu muốn làm, hãy từ bỏ đơn vị, tổ chức trước khi bắt tay vào việc cá nhân.

Đến tuổi trung niên, tuyệt đối không nên lấy sự nghiệp của mình ra làm trò đùa.

2. Tiền tài có được từ việc thấu chi từ tình cảm của người thân

Người thân ở đây là những người thân thiết, bạn bè, người nhà. Bất chấp tình cảm thân quen, làm trái lại tâm nguyện của họ để kiếm chác, làm lợi từ nguồn tiền của họ, ví dụ như cầm tiền để lo việc này việc kia nhưng kỳ thực không làm vậy… là những việc cần hết sức tránh.

Đối với một người đã ở tuổi trung niên, thứ tình cảm trên là báu vật vô giá, dù có đánh đổi bằng bao nhiêu tiền cũng không tương xứng.

Vì thế cho nên, không nên thấu chi tình cảm của những người thân quen để làm lợi cho bản thân.

Ảnh minh họa

Lợi dụng tình cảm, sự tín nhiệm của người thân để mưu lợi cá nhân, đó là việc không nên làm nhất là ở độ tuổi trung niên. Sai lầm ở tuổi này sẽ bị chỉ trích nhiều hơn là tha thứ! Ảnh minh họa.

3. Tiền tài có được từ việc hại người

Lấy lợi ích có được từ việc hãm hại người khác để phát triển lên, ví dụ để leo lên được một vị trí bản thân mong muốn mà sẵn sàng đạp đổ đồng nghiệp…

Đó là việc bất cứ ai cũng không nên làm, đặc biệt là những người đã ở tuổi trung niên – độ tuổi vốn được đánh giá là đủ chững chạc, đủ vốn sống trên đường đời.

3 MÓN NỢ KHÔNG NÊN MẮC

1. Nợ con cái

Đến tuổi trung niên, mỗi người nhất định cần phải coi trọng việc của con cái. Cho dù bạn có bận rộn đến đâu, sự nghiệp có quan trọng đến nhường nào thì so với con cái, tất cả đều không quan trọng.

Trong việc giáo dục và quy hoạch nghề nghiệp cho con cái, bố mẹ cần bỏ thời gian và công sức ra hỗ trợ con, món nợ với tiền đồ, tương lai của con cái là món nợ tuyệt đối không nên mắc, nếu không, có thể sẽ có lúc bạn phải ôm hận, cả đời không trả hết và rõ ràng, việc bạn bận rộn cả đời cũng đã sớm trở nên vô nghĩa.

2. Nợ cha mẹ

Hãy trân trọng những quãng thời gian bố mẹ còn sống trên đời và bù đắp cho họ hết sức có thể. Các cụ có tâm nguyện đi đâu, hãy đưa các cụ đi, các cụ có nguyện vọng gì, hãy giúp các cụ thực hiện.

Có thời gian, hãy ở bên bậc phụ mẫu nhiều hơn một chút, bởi đến tuổi trung niên, cách hành xử đối đãi với bố mẹ của bạn sẽ làm tấm gương cho con cái nhìn theo. Bạn đối xử với bố mẹ ra sao, sau này, con cái bạn cũng sẽ đối xử với bạn hệt như vậy.

Ảnh minh họa

3. Nợ ân nhân

Đến tuổi trung niên, đi đến giữa đời người, hẳn mỗi người đã có không ít ân nhân của riêng mình – những người dù ít dù nhiều đã thực tâm giúp đỡ bạn những lúc cần giúp đỡ nhất.

Có thể, trong ký ức của bạn, những ân nhân đó vì thời gian và khoảng cách mà trở nên mờ nhạt. Nhưng, sống đến tuổi trung niên, hãy lục lại trí nhớ để tìm kiếm lại những ai đã thực sự vì mình.

Hãy liên lạc lại, hãy tận dụng sự phát triển của thời đại thông tin để tìm kiếm những người đã từng giơ tay ra giúp mình. Thành tích của bạn có được hôm nay, có một phần dấu ấn của những người mang tên “ân nhân”. Đừng mang món nợ này đến ngày xuống đất!

Biết ơn, tri ân là lẽ sống tốt đẹp ở đời. Đôi lúc ánh sáng trong cuộc đời ta lịm tắt, và được nhen nhóm lại bởi tia lửa của một ai đó. Mỗi chúng ta phải nghĩ tới những người đã đốt lên ngọn lửa trong ta với lòng biết ơn sâu sắc.

Không kẻ nào bần cùng, thiếu thốn bằng những người không có lòng biết ơn. Lòng biết ơn là loại tiền chúng ta có thể tự tạo ra và cho đi thật nhiều mà không sợ phá sản.

Ảnh minh họa