23 điều CẤM KỴ trong ngày mùng 1 ai cũng phải NẰM LÒNG kẻo hứng chịu XUI XẺO, THẤT BÁT cả tháng
Bài viết được tổng hợp theo phong tục cổ truyền của các cụ đúc kết để lại, những điều kiêng kị ngày mùng 1 cần phải tránh để tháng mới gặp nhiều thuận lợi.
Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức
Điều này thật dễ hiểu, vì đây là những hành động không hay mà bất cứ ai cũng không muốn làm vào dịp . Nhưng nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một tháng mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.
Và đặc biệt trong ngày nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả tháng sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kị điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả tháng.
Kiêng nói chuyện xui
Những phát ngôn đầu tháng sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong tháng. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay ” Tiêu rồi”,”Hỏng rồi”.
Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
Kiêng quét nhà
Dân gian cho rằng nếu quét nhà vào 3 ngày đầu tháng thì cả tháng đó gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Hoặc có thể quét nhà nhưng tập để rác ở một góc nhà chứ không hốt đi.
Tập tục này xuất phát từ truyền thuyết, ngày xưa ở Trung Hoa có một lái buôn thật thà tên là Âu Minh. Khi ông đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần thương ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày thương gia này đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài tháng là giàu to.
Một hôm Như Nguyệt phạm lỗi, Âu Minh không kiềm được cơn giận đã ra tay đánh cậu bé. Như Nguyệt hoảng sợ trốn vào đống rác và sau đó biến mất tăm. Từ ngày đó, Âu Minh làm ăn sa sút, buôn bán không được nên nghèo kiết xác.
Dân làng bàn tán xôn xao cho rằng Như Nguyệt là một vị thần đã mang lại sự giàu có, hưng thịnh mà nhà Âu không biết quý trọng. Từ đó, dân gian đã lập bàn thờ Như Nguyệt và đặt tên là Thần Tài với hy vọng vị thần này sẽ độ trì cho gia đình được nhiều tài lộc.
Cũng xuất phát từ truyền thuyết này mà ngày , nhân dân có tục kiêng hốt rác trong ba ngày đầu tháng vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi thì cả tháng đó làm ăn sẽ thất bát.
Vì thế từ trước đó cho đến đêm giao thừa, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, đồng thời ý tứ ức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
Riêng ở Nam bộ người ta còn cho rằng sau khi quét dọn phải cất hết chổi, bởi nếu trong ngày bị mất chổi là điềm gở, cả tháng đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.
Kị mai táng
Nguyên Đán được gọi là “ Cả”, là ngày vui nhất của một tháng, có ý nghĩa rất thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người và cả dân tộc. Vì thế dù gia đình có tang cũng phải tạm gác chuyện buồn để hòa chung với niềm vui toàn dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày , tức là nhà có đại tang kiêng đi chúc , mừng tuổi bà con, xóm giềng, còn ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc và an ủi gia đình bất hạnh đó.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó. Đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu tháng.
Còn nếu qua đời đúng Mùng Một thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng Mùng Hai làm lễ phát tang.
Kị cho nước, cho lửa
Người ta rất kị người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn, cho người khác cái may trong ngày Mùng Một thì cả tháng đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai vạ.
Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu tháng vì nước được ví như nguồn tài lộc, nguồn công năng cho gia đình. Nếu cho nước thì sẽ bị mất “lộc”.
Bởi quan niệm này nên ngay từ những ngày cuối tháng, dân gian luôn chủ động đưa nước đầy ắp lu vại, lửa hồng trong bếp để tránh phải đi xin mấy ngày đầu tháng.
Kị vay mượn, trả nợ ngày đầu tháng
Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Và đây là vấn đề khá tế nhị mà người Việt luôn quan tâm, chú ý để tránh mất lòng nhau.
Người xưa dạy, không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu tháng mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả tháng. Điều kiêng kị này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả tháng sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.
Tiền chính tài lộc của bạn, tháng mới nếu bạn mượn tiền bạc là xem như bạn sẽ bị túng thiếu cả tháng. Vì vậy, bạn nên nhớ không nên mượn tiền của mọi người vào những ngày đầu tháng.
Kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, trái chuối…
Là những loài mà tên gọi của nó gắn liền với những điều không may lành như “trượt vỏ chuối”…
Tùy từng vùng miền mà người dân lại kiêng kị những món ăn khác nhau. Tuy nhiên, trong tháng mới, người dân 3 cả miền trên cả nước đều kiêng ăn mực, ăn thịt chó vì cho rằng như thế sẽ đen đủi cả tháng.
Người miền Trung kiêng ăn trứng vịt lộn, cá mè vì sợ đen đủi. Kiêng ăn đu đủ vì nghe như “thù đủ”.
Người miền Nam kiêng ăn tôm, ăn cua vì sợ công việc không suôn sẻ, con cái khó dạy bảo. Ngoài ra, người miền Nam kiêng ăn chuối dịp đầu tháng do âm chuối đọc chệch thành chúi (chúc xuống chứ không tiến lên), kiêng lê vì sợ lê lết, kiêng cam vì sợ bị oan sai.
Không làm vỡ đồ đạc
Theo quan niệm của ông bà, Tổ tiên thì làm vỡ đồ đạc là sự chia ly, đau khổ và là một điềm báo không tốt cho cho gia đình bạn trong tháng mới.
Vì vậy, bạn hãy cẩn thận với mọi đồ đạc trong gia đình để gia đình bạn sẽ không phải cãi vã nhau hay có chuyện buồn đáng tiếc xảy ra.
Vỡ bát đĩa, ấm chén hoặc cãi nhau, chửi tục, khóc lóc, buồn tủi, nói điều xui rủi…sẽ khiến gia đình bất hòa, chia rẽ.
Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng)
Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào tháng mới.
Kiêng đi chúc vào sáng Mùng Một
Xông nhà hay còn gọi là xông đất, đây là phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Nếu như có một người khách đầu tiên đến chúc gia đình bạn trong tháng mới thì người đó chính là người xông đất cho gia đình bạn.
Nếu như người đó hợp tuổi với gia đình bạn, hoặc là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống thì gia đình bạn sẽ có được nhiều điều may mắn trong tháng mới.
Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu tháng. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
Xuất phát từ phong tục xông nhà xông, xông đất đầu tháng, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày Mùng Một chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả tháng.
Vì thế người ta nên tránh đi chúc vào sáng Mùng Một nếu không được gia chủ mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp gia đình đó.
Người xông nhà được lựa chọn bởi các tiêu chí sức khỏe tốt, tình tình hiếu thuận, vui vẻ đặc biệt đang phát tài để xông đất. Vì thế người ta nên tránh đi chúc vào sáng Mùng Một, nếu không được gia chủ mời.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày , tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả tháng. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.
Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp tháng mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình.
Luồng khí tốt lành của tháng mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.
Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu tháng mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp , họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.
Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác
Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.
Kiêng treo tranh ảnh có nội dung tiêu cực
Không treo tranh khóc lóc, đánh ghen, tai nạn. Ngược lại nên dùng những bức tranh thể hiện sự may mắn, sung túc như đàn lợn, gà, em bé, vàng bạc…
Kiêng mở tủ
Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày Mùng Một do tin rằng mở tủ lấy tài sản tức là “tống tiễn” tài lộc ra khỏi nhà. Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 , bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả tháng.
Kiêng chụp hình hoặc chúc người đang nằm ngủ
Bởi đây là tư thế của người chết, người bệnh, nên chụp hình hoặc chúc lúc này không khác gì “rủa” họ bệnh tật, chết chóc cả tháng. Ngoại trừ trường hợp nằm để tạo dáng chụp ảnh…
Kiêng xõa tóc
Ở vùng quê Việt Nam và một số gia đình gốc Hoa, người ta kị việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, tốt nhất, vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, kẹp gọn gàng khi ra đường.
Theo: Metuyetvoinhat.com