12 lời nhắn của “cổ nhân” ảnh hưởng tới vận mệnh sang hèn của chúng ta !… ngàn năm vẫn đúng
Đừng coi thường nhưng câu nói của người xưa, đừng nghĩ thời xưa là lạc hậu… kém văn minh… bởi những gì họ nói ra chính là những điều mà họ đã đúc kết cả ngàn vạn năm… và nó ảnh hưởng khá lớn tới vận mệnh và cuộc đời của mỗi người.
Ở đời, ai cũng được ban tặng một thứ vô cùng giá trị nhưng chừng đó chưa đủ để quyết định phận sang hèn của chúng ta. Đọc 12 lời nhắn dưới đây để biết bản thân còn thiếu thứ gì!
Trên thế gian này, đời người của mỗi cá nhân là không giống nhau. Có người cả đời cát tường như ý, khỏe mạnh trường thọ, có người trung niên vất vả, về già an nhàn, có người tuổi trẻ huy hoàng, về già cô độc. Lại có người cả gời gập ghềnh trắc trở, việc chẳng thuận theo lòng người.
Điều gì dẫn đến sự khác biệt về vận mệnh của mỗi người như vậy? Người xưa đã đúc kết 12 bí quyết dưới đây, thiết nghĩ mỗi chúng ta đều nên đọc để vận dụng cho chính mình.
1. Mệnh
Mệnh là cố định bất biến, cũng có thể ngầm hiểu là trời ban sẵn cho mỗi chúng ta.
Trong vận mệnh của mỗi người, có một bộ phận mà chúng ta dù có nỗ lực thay đổi cũng không thể thay đổi được. Đó chính là mệnh. Theo quan niệm của phật giáo, mệnh luân hồi bất biến.
2. Vận
Vận chính là vận thế, là thứ có thể thay đổi.
Hãy ví mệnh là một cỗ xe, chạy từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc của đời người. Bạn là một cỗ xe như thế nào, chạy trên con đường như thế nào, đó chính là mệnh.
Còn bạn lái cỗ xe đó chạy hết đường đời theo cách nào, đó là vận.
Có những người từ lúc sinh ra đã sở hữu xe tốt, đường tốt, kết quả là bản thân phó mặc cho cuộc đời nên không thể hoàn thành mỹ mãn con đường của riêng mình.
Trong khi đó cũng có những người chỉ sở hữu xe xấu, đường hẹp nhưng cả đời không ngừng nỗ lực phấn đấu để lái chiếc xe đó thật khéo mà có được cái kết viên mãn.
Cũng chính vì mệnh là thứ bất biến và vận là thứ có thể nắm trong tay mỗi chúng ta nên ta vẫn thường nghe đến cụm từ “xem mệnh” chứ không có cách nói “xem vận” hay thậm chí là “xem vận mệnh”.
3. Phong thủy
Môi trường nơi mỗi chúng ta ở được gọi là phong thủy. Cái gọi là môi trường phong thủy vừa bao gồm môi trường tự nhiên chúng ta ở vừa bao gồm môi trường xã hội chúng ta sống.
Hãy so sánh con người với một cái cây, phong thủy chính là môi trường nơi cái cây đó sinh trưởng, ví dụ như đất, ánh sáng mặt trời, nước và các sinh mệnh khác xung quanh…
Môi trường bên ngoài cố nhiên quan trọng nhưng gen cùng với nỗ lực sống của cái cây đó cũng rất quan trọng. Thế nên, phong thủy là yếu tố ngoại cảnh, không phải là nhân tố bên trong. Cố nhiên, nhân tố bên trong và bên ngoài đều có ảnh hưởng tương hỗ.
4. Tích công đức
Tích đức chính là làm việc tốt.
Cổ nhân từng truyền lại câu nói: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Bất kể là văn hóa nho gia hay văn hóa phật giáo, đều đề xướng tư tưởng giúp đỡ người khác, hành thiện tích đức để từ đó thay đổi vận mệnh.
Có một điều chúng ta cần biết để tránh nhầm lẫn, từ đó ỷ lại quá nhiều vào phong thủy – môi trường sống bên ngoài theo cách hiểu ở trên, đó là:
Con người nếu có phúc phận, sống tại nơi có phong thủy dù xấu rồi cũng sẽ chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.
Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào phúc phận của con người. Và để có phúc phận, con người cần phải tu thân, tích đức.
5. Đọc sách
Đọc sách là học văn hóa từ đó tích lũy thêm kiến thức cho bản thân.
Đọc sách là một quá trình học tập cả đời. Nhờ vào nghiệp học, chúng ta có thể thu hoạch được kiến thức, kết bạn, mở rộng tầm mắt, từ đó nâng cao giá trị của bản thân.
Học cũng là phương án tốt nhất để tích lũy thật nhanh văn hóa từ cổ chí kim. Nắm vững kiến thức văn hóa là cách để trở thành người có trí tuệ, là phương thức chính để thay đổi vận mệnh của mỗi người.
6. Danh
Danh ở đây là tên.
Người xưa quan niệm rằng thưởng nghìn vàng cũng không bằng thưởng một cái tên. Một cái tên hay sẽ rất có ý nghĩa đối với cuộc đời mỗi con người. Nó có tác dụng động viên, khích lệ rất lớn, thậm chí còn có tác dụng dẫn dắt.
Ví dụ như nhân vật Dương Quá trong “Thần điêu đại hiệp”, Quách Tĩnh sở dĩ muốn đặt tên cho mình là Dương Quá là vì nhân vật đó hy vọng mình không giống người bố phạm sai lầm Dương Khang mà phải ghi nhớ vết xe đổ của bố để làm một người đường đường chính chính, cuối cùng trở thành một đại hiệp.
Thế nên, cổ nhân, đặc biệt là với nhanh danh môn thế tộc hoặc thư hương môn đệ rất coi trọng và cẩn thận trong việc đặt tên người.
7. Tướng
Tướng là tướng mạo, bao gồm tướng mặt và tướng tay.
Cổ nhân nói: Tướng do tâm mà ra, tâm do môi trường mà hình thành. Điều này cho thấy, từ tướng mạo bên ngoài có thể phân tích được nội tâm của một con người hay hiểu một cách cụ thể và đơn giản hơn, nhìn vào đôi mắt của một người cũng có thể biết người đó ác hay thiện.
Tu đức tại tâm, cát hung khả dị, tâm lương thiện ắt sẽ có phúc.
8. Kính thần
Kính thần nghĩa là thái độ tôn kính đối với những người anh minh, trí tuệ hơn người.
Cổ nhân nói rằng, người quân tử có 3 nỗi sợ, đó là sợ thiên mệnh, sợ đại nhân và sợ thánh nhân.
Thiên mệnh là quy luật vận hành của trời đất, chúng ta phải kính sợ mà tuân thủ, giờ ăn là phải ăn, giờ ngủ là phải ngủ.
Sợ đại nhân, đại nhân ở đây không phải là người to lớn hơn mình mà chỉ những người tu dưỡng đạo đức đến một trình độ rất cao, họ có thể là những bậc tiền bối, những người đáng kính. Còn thánh nhân là những người đọc sách thánh hiền.
Biết tôn kính những người như thế, bạn sẽ có những bước tiến vững chắc trên đường đời.
9. Kết bạn với quý nhân
Kết bạn với quý nhân ở đây chỉ việc chọn bạn mà chơi của con người.
Cổ nhân dạy rằng gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Nếu xung quanh bạn là những người có đạo đức cao thượng, bạn sẽ được tác động theo chiều hướng tích cực mà trở thành người có đạo đức. Ngược lại nếu bạn kết giao với những người có tố chất đạo đức thấp kém, dần dần phẩm cách của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
10. Dưỡng sinh
Dưỡng sinh nghĩa là cơ thể, tâm hồn phải khỏe mạnh. Không chỉ vận động, tĩnh dưỡng về mặt thể chất, con người cần dưỡng tâm, tu thân. Việc này quan trọng không kém so với việc bồi dưỡng thể chất.
Ngoài ra, cần phải thực hiện đúng các quy luật của cuộc sống, trời sáng làm việc, trời tối nghỉ ngơi, phải đồng hành cùng trời đất.
Rèn luyện cả về thể chất và tinh thần là một trong 12 yếu tố giúp con người có thể thay đổi vận mệnh, bởi lẽ, sức khỏe thể chất và tinh thần là nền tảng giúp con người hiện thực hóa mọi lý tưởng.
11. Chọn nghề và chọn ngẫu
Chọn nghề là chọn lựa sự nghiệp, chọn ngẫu là chọn bạn đời.
Người xưa có quan niệm, đàn ông sợ chọn sai nghề, phụ nữ sợ lấy nhầm chồng.\
Sự nghiệp thành công ít thì vài năm, nhiều phải mất vài chục năm. Một con người trước tiên phải xây dựng quyết tâm, theo đuổi sự nghiệp mà mình hy vọng nhất sau đó kiên định, bất di bất dịch để làm đến cùng.
Gia hòa vạn sự hưng, vợ chồng hòa hợp, đồng tâm hiệp lực sẽ mang lại lợi ích rất lớn.
Đằng sau thành công của một người đàn ông thường có hình bóng của một người phụ nữ vĩ đại. Phía sau một phụ nữ thành công thường có một người đàn ông đáng tin cậy, dựa dẫm.
12. Theo đuổi cát tường, tránh xa hung họa
Trong cuộc sống, chúng ta cần phải thường xuyên dừng lại, phân tích tình, xác định hung cát. Khi hoàn cảnh thuận lợi, cát tường, phải thừa thế xông lên. Khi điều kiện hung hiểm, phải thận trọng, nhượng bộ để đảm bảo an toàn tối đa.
Trong số 12 điều được nhắc đến ở trên, chỉ có “mệnh” là nhân tố “tại trời”, còn lại 11 yếu tố đều có thể dựa vào sự nỗ lực mà thay đổi. Thế nên hãy nhớ thật kỹ, vận mệnh nằm ngay trong tay chúng ta chứ không phải ở đâu khác.