Phật dạy: 5 điều nhất định phải nhớ để hạnh phúc, TÀI LỘC sâu dày, cả năm hưởng PHÚC BÁO
Đạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn.
Nói đến kiếp người là nói đến khổ và vui. Đối với ai nhận thức cuộc đời tươi đẹp hạnh phúc là chủ nghĩa lạc quan. Trái lại, họ thấy đau khổ chán chường thì sanh chủ thuyết bi quan. Thế rồi mỗi người mỗi nẻo tranh luận nhau. Đa số người ghép Phật giáo thuộc về chủ nghĩa bi quan yếm thế.
Bởi trong kinh, đức Phật thường dạy: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước bể cả”. Hoặc Ngài mạt sát thân này là ô uế, bất tịnh, là giả trá, tạm bợ như làn chớp, hòn bọt… Như vậy, người ta tưởng tượng những nhà tu Phật giáo trên gương mặt hằng biểu hiện những nét khổ đau, sầu não, chán nản, ê chề. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta được gần những nhà sư chân chánh, nhìn gương mặt họ lúc nào cũng vui tươi điềm đạm, cặp mắt sáng suốt đầy cương quyết, lời nói hiền hòa vui vẻ, nụ cười lúc nào cũng chực nở trên môi.
Phật giáo thừa nhận “Nhân sinh đa khổ”. Dù người sanh trong giai cấp nào, ở địa vị nào, ở hoàn cảnh nào cũng đều đau khổ. Cái đau khổ căn bản không ai có thể tránh được.
Là con người, ai cũng muốn mình trẻ lâu, sống mãi, muốn mình kiếm được nhiều tiền, yêu đương hạnh phúc… nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng êm đềm như vậy, tránh sao được những lúc bất trắc, rủi xui.
Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng cả, vì thế hãy nhớ 5 lời Phật răn dạy dưới đây:
Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh
Mỗi chúng ta đều không ai mong muốn khổ đau, bệnh tật. Cho dù vậy, khổ đau bệnh tật vẫn đến. Tuy vậy, nếu không có bệnh khổ, con người thường sinh dục vọng khó kềm chế. Để thỏa mãn những dục vọng này, con người sẽ gây thêm biết bao nhiêu là nghiệp báo, để rồi phải đền trả, phải lăn lộn trong biết bao nhiêu kiếp luân hồi sinh tử mới có thể dứt được?
Xây dựng đạo thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường
Ma chướng chính là những sóng gió cuộc đời, những khổ não, thị phi… Thông suốt được như vậy, chí nguyện của chúng ta mới kiên cường, không thoái chuyển, khi gặp lời khen hay tiếng chê, danh thơm hay tiếng xấu, khi gặp bát phong của cuộc đời, và tâm trí của chúng ta mới không bị dao động.
Việc làm đừng cầu dễ thành công, vì dễ thành công thì lòng mình thường kiêu ngạo
Thành công và thất bại chính là cặp bài trùng. Dễ thành công sinh ra kiêu ngạo. Kiêu ngạo ắt sẽ thất bại. Phật dạy: cuộc sống muốn thành công phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi ấy, đạt được thành công, thắng lợi, thì việc làm đó càng vinh quang, hiển hách.
Với người, đừng cầu mong tất cả sẽ thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng
Xã hội luôn tồn tại người này, người khác. Không một ai có thể dung hòa cả thế giới này. Một khi tất cả thuận theo ý mình, lòng kiểu ngạo lại nổi lên. Vì vậy, tại sao mình lại không thuận theo ý người khác? Con người vì sự cố chấp, chấp chặt như vậy cho nên phiền não và khổ đau lâu dài!
Khi giao tiếp thì đừng cầu lợi cho mình, vì cầu lợi sẽ mất đạo nghĩa
Trong cuộc sống, vì những lợi ích dù lớn hay nhỏ, con người ta sẵn sàng tử bỏ luân lý, đạo nghĩa để chiếm lấy, giành giật. Con đánh cha, chồng đánh vợ, … Làm theo lời Đức Phật, hãy bỏ đi mưu cầu tư lợi, cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao.
Theo tanman