Luật nhân quả: Oan nghiệt đời trước, kiếp này phải trả, sẽ chẳng chừa một ai!
Kiếp trước, vì xem nhe mạng người, giết oan người vô tội nên một vị hòa thượng nỗi đau đớn trong kiếp này. Luật nhân quả báo ứng là nghiêm minh vô tình, đối với người tu luyện cũng không ngoại lệ.
Chùa Quán Âm ở huyện Lâm Hải, tỉnh Triết Giang, trước kia có vị hòa thượng pháp hiệu Hàm Huy, đã hơn 40 tuổi, là người nghiêm trì giới luật.
Một hôm, hòa thượng đang đi tản bộ trên đường, ngang qua một quán bán thịt chó, chủ quán mời mua thịt chó. Do nghiệp lực chiêu cảm, làm cho vị hòa thượng bỗng dưng bị “mủi lòng” bởi mùi hương của thịt chó, đột nhiên nước miếng tuôn chảy, thèm thuồng, nghĩ tưởng đến cảm giác ngậm miếng thịt chó vào miệng thích thú vô cùng. Nhưng ngay lập tức ông xua tan ý nghĩ thèm thuồng đó và vội vàng quay trở về chùa.
Sau khi hòa thượng về chùa, bỗng toàn thân sốt nóng, trên thân dần dần mọc ra 18 cái nhọt độc, mỗi nhọt độc đều có hình giống như đầu người, gây đau đớn không thể chịu nổi. Nếu có người khác nhìn thấy nhọt độc thì đớn đau có phần giảm đi, nhưng nếu che lại không cho người khác thấy thì lập tức đau đớn thấu xương thấu tủy. Tuy đã mời thỉnh rất nhiều thầy thuốc danh tiếng, song tất cả đều bó tay, không chữa trị được.
Sau khi chịu sự hành hạ đau đớn như vậy một thời gian, hòa thượng Hàm Huy liền tự suy ngẫm, đây hẳn là do oan nghiệt ác báo từ đời trước. Ông liền quì trước hình tượng đức Như Lai, kiền thành tụng kinh Kim Cang, phát nguyện sám hối tất cả những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ và hiện tại.
Một buổi trưa nọ, vị hòa thượng đang thiu thiu ngủ bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc, hoảng hốt thấy 18 cái nhọt độc cùng lúc nhô lên giống như những hình người bị chặt đầu, từ trong yết hầu lại vang ra tiếng hỏi: “Ông có biết chúng tôi không?”.
Hòa thượng đáp: “Tôi không biết”.
Lại có tiếng nói:
“Ông không biết thật sao? Vậy tôi sẽ nhắc cho ông nhớ. Vào đời nhà Kim, ông làm chức thống lãnh binh lính, chúng tôi đều là thuộc hạ dưới quyền của ông. Ông ra lệnh cho chúng tôi canh giữ cửa ra vào chỗ đóng quân.
Trong bọn chúng tôi có hai người lén xuống núi, gặp một phụ nữ đi một mình liền cưỡng hiếp. Cô ta về nói với chồng, chồng cô tức giận đến báo với ông. Song ông không chịu điều tra xem ai là người phạm tội, lại hạ lệnh xử chém hết thảy 18 người giữ cổng chúng tôi. Hai tên phạm tội cưỡng hiếp, cố nhiên đáng tội chết, nhưng chúng tôi không liên quan gì đến việc làm tội lỗi của họ, lại bị ông xử chém.
Oán thù như thế, làm sao có thể không trả? Chúng tôi theo ông đã hơn 200 năm, nhưng ông biết tin theo Phật, những đời trước đều làm thiện tích đức, nay lại xuất gia nghiêm trì giới luật, nên lúc nào cũng có thiện thần hộ pháp theo bảo vệ, chúng tôi không dám xâm phạm.
Mới đây nhìn thấy thịt chó ông khởi tâm muốn ăn, như vậy là đã phá giới, khiến thiện thần hộ pháp đều xa lánh, chúng tôi mới có cơ hội báo oán này. Nay ông lại tụng kinh cầu nguyện giải trừ oan trái, vậy chúng tôi cho ông thêm ba năm nữa, sau đó nhất định quay lại lấy mạng ông”.
Từ đó, quả nhiên nhọt độc của hòa thượng Hàm Huy không phát tác nữa. Nhưng đúng ba năm sau, chúng phát tác trở lại kịch liệt hơn lần trước, thối rữa và làm cho đau nhức không sao chịu nổi. Những cái nhọt độc oan nghiệt ấy đã hành hạ ông mãi cho đến chết. Phải chăng đây chính là luật nhân quả mà ông phải gánh chịu?
Theo Lịch ngày tốt
Xem thêm: Nợ ĐỜI không trả, tự hóa vận HÈN
Phật dạy trong cuộc đời này có 4 thứ không nên mắc nợ, đó là tiền bạc, là trách nhiệm, là ân tình và thời gian. Nợ mà không trả là tự gieo nghiệp nghèo hèn.
Về món nợ thứ nhất là tiền bạc. Theo lẽ tự nhiên, có vay thì có trả. Khi ta vay ai một món tiền nghĩa là ta đang nhận ở người đó một món nợ không chỉ đơn thuần là vật chất mà còn là ân nghĩa. Thế nhưng ở đời, nhiều người vay tiền không muốn trả dẫn đến gieo nghiệp nghèo. Có người “xù nợ”, có người trả nợ nhưng lại mang niềm oán giận người cho vay. Theo lý lẽ nhà Phật thì đây chính là việc họ đang tự gieo nghiệp nghèo hèn cho mình.
Tiến làm nghề kinh doanh bất động sản ở Hà Nội vốn xuất thân là một người khá giả. Anh được thừa hưởng khối tài sản lớn của bố mẹ để lại nên bắt đầu lập nghiệp kinh doanh bất động sản một cách thuận lợi. Thế nhưng chỉ sau 10 năm lấy vợ và làm người giàu có, sự nghiệp của Tiến càng ngày càng xuống dốc. Bao nhiêu đất đai mà Tiến tậu được cuối cùng phải bán hết vì nợ nần.
Chẳng là trong quá trình làm ăn, Tiến thường vay rất nhiều người, cả ngân hàng cũng như anh em bạn bè và bất cứ ai mà Tiến gặp. Tiến ở nhà biệt thự, đi xe sang nhưng lạ là khi có cơ hội vay được tiền của ai là Tiến vay. Lúc vay, Tiến đều hứa là 1 tháng hoặc 2 tháng sau sẽ trả. Nhưng đến ngày hẹn trả, Tiến viện đủ lý do để khất nợ.
Khi đòi quá thì Tiến sẽ tránh mặt, không trả lời điện thoại, thậm chí còn dùng kế “cả vú lấp miệng em” rằng “đừng có mà dồn tôi đến chân tường” hoặc dùng kế hoãn binh: “Yên tâm đi, một tuần sau tôi trả không thiếu một đồng. Anh em với nhau, vay mấy đồng bạc mà cứ làm như là chết đến nơi”… Thế nhưng đến một tuần sau đó, Tiến lại lờ đi như chưa bao giờ có chuyện vay mượn xảy ra…
Hầu hết những người cho Tiến vay tiền đều đã có mối quan hệ rất thân tình, tốt đẹp với anh. Nhiều người vì cho Tiến vay tiền mà mất thời gian đi hỏi nợ, mất cả ăn cả ngủ vì ức chế, vợ chồng mất hòa thuận vì trách móc lẫn nhau khi cho Tiến vay tiền.
Tiến cũng từng kiếm được bộn tiền nhờ buôn bán bất động sản. Thế nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, Tiến không làm ăn gì được với nghề này. Bao nhiêu đất của Tiến đều bị các chủ nợ “thu hồi”. Đến ngôi nhà vợ chồng Tiến ở cũng bị ngân hàng xiết nợ. Hiện, Tiến đang phải ra phụ vợ bán hàng ăn để kiếm sống hàng ngày.
Trường hợp thích “nợ”, vay nợ không muốn trả như của Tiến không hề hiếm. Chỉ cần tra google cụm từ “vay tiền không trả”, bạn sẽ tìm ra hàng loạt những câu hỏi gửi luật sư của các “chủ nợ” là nạn nhân của những “con nợ” vay tiền không muốn trả kiểu này.
Thượng toạ Thích Chân Quang, trong bài pháp âm Nhân quả Giàu – Nghèo, giải thích về vấn đề nhân quả giàu nghèo trong bài pháp âm nhân quả giàu nghèo như sau: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, bủn xỉn, ích kỷ, không chịu bố thí.
Theo lời giải thích này thì hành vi “vay tiền không trả”, hoặc “vay tiền không muốn trả” là một biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Chiếu theo luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho những đời sau.
Không chỉ gieo nghiệp nghèo vì tâm ích kỷ mà còn gieo cả nghiệp gian truân trong đời vì tâm tráo trở như đã phân tích ở trên.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Lê (Trung Ương Đoàn TNCSHCM) cũng cho rằng, tốt nhất trên cuộc đời không nên nợ cái gì. Khi ta nợ ai đó một cái gì thì ta đang tự khoác lên cuộc đời mình một gánh nặng.
Về vấn đề nợ tiền bạc cũng như vậy, bất đắc dĩ thì mới phải đi vay. Người có đạo đức họ sẽ ăn không ngon ngủ không yên khi chưa trả được nợ. Còn người thiếu đạo đức thì thường họ không có cảm giác đó. Ngược lại với họ, vay được là mừng, còn không cần biết là khi nào sẽ trả. Khi nào người khác đòi nợ thì họ sẽ chây ì mặc cho “ân nhân” của mình đau khổ, tức giận thế nào.
Theo các chuyên gia, người sợ nợ vì thế cũng là người có đạo đức. Bởi nợ nào thì cũng phải trả, không trả cách này thì sẽ phải trả bằng cách khác. Bởi nhân quả không loại trừ ai.
Dân gian có câu nói truyền miệng rất hay đó là “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Câu này có ý nghĩa là dù yêu quý nhau đến cỡ nào thì vẫn nên minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ.
Ngay cả anh em ruột thịt thì vẫn cần phải rõ ràng về vấn đề tế nhị này. Khoản nào vay thì rõ là vay và cần phải trả với tấm lòng biết ơn. Khoản nào cho, biếu hay tặng thì người cho không nên đòi người nhận một ngày nào đó trả ơn mà hãy vô tư theo cách “cho đi hạnh phúc chính là mang lại hạnh phúc cho mình”.
Nhưng đó là phía người cho. Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà còn là nợ cả ân tình và nếu không trả sẽ gieo nghiệp nghèo.
Theo Lịch ngày tốt