Hiện tượng bóng đè là gì ? Những sự thật bí ẩn đằng sau nó
Xung quanh hiện tượng bóng đè có rất nhiều điều bí ẩn mà chúng ta không thể giải thích được. Những người gặp phải hiện tượng này đều cảm thấy sợ hãi khi tỉnh dậy sau giấc ngủ với cơ thể không cử động được. Hãy cùng tìm hiểu một số sự thật liên quan đến việc bị bóng đè.
Liệu bạn đã biết rõ những điều xoay quanh hiện tượng đáng sợ này chưa?
Hiện tượng này gọi là “liệt thân khi ngủ” (sleep paralysis), mà dân gian thường gọi là “bóng đè hay “ma đè”, có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể lâu hơn và thường xảy ra ngay trước khi bạn sắp chìm vào giấc ngủ hay gần thức giấc.
Nhiều người kể lại rằng họ cảm thấy có sự hiện diện của ai đó rất hung ác, xâu xa, và gây ra nỗi khiếp sợ . Nhiều người có ảo giác nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, nghe thấy tiếng bước chân hay giọng nói. Có người còn có cảm giác bồng bềnh hay thoát ra khỏi cơ thể. Và họ cho rằng đây là một hiện tượng tâm linh.
Xung quanh hiện tượng bóng đè có rất nhiều điều bí ẩn mà chúng ta không thể giải thích được. Những người gặp phải hiện tượng này đều cảm thấy sợ hãi khi tỉnh dậy sau giấc ngủ với cơ thể không cử động được. Hãy cùng lịch vạn niên 365 tìm hiểu một số sự thật liên quan đến việc bị bóng đè.
Giống như vừa tỉnh dậy sau cái chết
Nói về điều này, tiến sĩ – nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu sinh tại Học viên Sleep Medicine của Mỹ, Michael Breus cho biết: “Hầu hết các bệnh nhân gặp hiện tượng này đều có chung một miêu tả đó là giống như bạn vừa tỉnh dậy sau cái chết. Tâm trí bạn nhận biết được mọi việc xung quanh nhưng cơ thể bạn thì bị đè nặng bởi một vật gì đó và không thể cử động được”.
Đáng sợ hơn cả ác mộng
Khi bạn ngủ say, bộ não sẽ để các cơ bắp thả lỏng và đi vào trạng thái gần như tê liệt, được gọi là Atonia. Atonia thực chất giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn thương bằng cách ngăn chặn chân tay bạn múa may lung tung như trong giấc mơ và tự làm tổn thương chính bản thân mình.
Ở một số trường hợp bị rối loạn giấc ngủ và Atonia không thể nào kiểm soát được hành vi của bạn, bạn sẽ hay đi lung tung và làm nhiều việc trong giấc ngủ, biểu hiện này được gọi là mộng du. Khi mộng du, cơ thể bạn vẫn hoạt động trong khi bộ não lại ngủ yên. Vì lẽ đó, những người mộng du thường không nhớ ra được gì khi thức dậy.
Khi bị bóng đè, cơ thể của bạn sẽ ở trạng thái Atonia trong khi não và mắt vẫn hoạt động như bình thường. Bạn không thể nào cử động hay nói chuyện. Mặc dù hơi thở không bị ảnh hưởng nhưng thường có cảm giác tức ngực. Và đây cũng là lý do tại sao những người sau khi thoát khỏi tình trạng bóng đè thường thở hổn hển. Bóng đè có thể xảy ra bất kì lúc nào, kéo dài từ 20 giây cho đến 1 phút.
Xảy ra khi bạn ngủ và khi gần thức dậy
Hiện tượng bóng đè có thể xảy ra ở một trong hai giai đoạn của giấc ngủ. Một là ở giai đoạn cơ thể bạn bắt đầu đi vào giấc ngủ sâu nhưng có một sự cố xảy ra trong quá trình đó và làm cho bạn bị bóng đè. Hiện tượng này sẽ gọi là hypnagogic. Còn nếu bóng đè xảy ra khi bạn gần thức dậy thì được gọi là hypnopompic. Tuy nhiên, đến nay, những sự cố dẫn đến hiện tượng bóng đè vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra.
Bóng đè có thể liên quan đến ảo giác
Không giống như những hình ảnh trong giấc mơ hay ác mộng thường xảy ra khi mắt bạn đóng lại trong trạng thái ngủ sâu, những ảo giác này sẽ xuất hiện trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ khi não bạn đã nhận biết được chuyện gì xảy ra và mắt đang mở to. Hiện tượng ảo giác thính giác, thị giác này thường hiếm khi xảy ra nhưng nhiều người vẫn cảm thấy sợ hãi khi họ cảm thấy có một sự hiện diện bí ẩn và đáng sợ trong căn phòng của mình.
Ngoài ra, việc bị bóng đè khá đáng sợ. Vì vậy những người bị bóng đè thường có cảm giác hoảng sợ và nhịp tim đập nhanh hơn. Tiến sĩ Michael nói: “Con người thường trở nên hoảng loạn khi họ không thể cử động được và điều này khiến họ rất sợ hãi đối với những sự vật ở môi trường xung quanh”.
Bạn không thể tự thức dậy
Một số bệnh nhân khi gặp hiện tượng bóng đè nói ra họ có thể cử động ngón chân, ngón tay hay cơ mặt. Mọi người đều rất cố gắng nhưng không có cách nào có thể giúp họ thoát ra khỏi hiện tượng đáng sợ này. Tất cả những gì bạn cần phải làm chính là chờ đợi hiện tượng bóng đè tự hết.
Bóng đè là một hiện tượng tự nhiên và có thể xảy ra với bất cứ ai
Mỗi lần chìm vào giấc ngủ, bạn đều có nguy cơ sẽ bị bóng đè khi thức dậy. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bóng đè và mức độ ý thức nhận biết của mỗi người là khác nhau. Hầu hết mọi người đều bị bóng đè ít nhất một lần trong đời nhưng có vài người còn không hề biết điều đó xảy đến với mình.
Khi bị bóng đè, mỗi người sẽ có một “trải nghiệm” bóng đè khác nhau. Tuy nhiên điều này thường xảy ra với những người có tiền sử bệnh tâm thần, khi một nghiên cứu ở bang Penn đã chỉ ra những bệnh nhân bị bệnh tâm thần và học sinh thường hay bị bóng đè nhiều nhất.
Có thể liên quan đến việc mất ngủ
Các nghiên cứu đã chỉ ra việc ít ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi và càng mệt mỏi, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ và bị bóng đè.
Tránh việc bị bóng đè bằng cách ngủ ngon hơn và sâu hơn
Việc mất ngủ có thể được đo bằng số lượng hay chất lượng. Nếu như trong một đêm bạn phải thức dậy nhiều lần, điều đó có nghĩa là chất lượng giấc ngủ của bạn không tốt. Nếu như bạn uống nhiều rượu hoặc tiêu thụ nhiều chất cồn trước khi ngủ thì điều này càng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Vậy nên, để tránh khỏi việc bị bóng đè, hãy chắc chắn là bạn ngủ đủ giấc, không làm gì ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình như ăn hoặc uống quá nhiều ngay trước khi đi ngủ. Và nếu có dấu hiệu bất thường như thở không đều trong khi ngủ hay thức dậy và thở hổn hển, bạn nên đến gặp các bác sĩ để khám và xin lời khuyên.
Không có nguyên nhân rõ ràng dẫn đến bóng đè
Căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng thuốc và gần đây nhất các chuyên gia đã khám phá ra gen di truyền cũng có thể liên quan đến việc bị bóng đè. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không tìm được nguyên nhân rõ ràng tại sao bóng đè lại xảy đến với chúng ta.
Nhiều thế kỷ trôi qua và mọi người vẫn cố gắng lý giải hiện tượng kỳ lạ này. Các tài liệu về hiện tượng bóng đè được tìm thấy trong các văn bản y tế Ba Tư từ thế kỷ thứ 10. Một bác sĩ Hà Lan là người đầu tiên quan sát lâm sàng hiện tượng bóng đè này xảy ra ở một người phụ nữ 50 tuổi và lúc đó, họ chuẩn đoán căn bệnh này là “ác mộng”. Cho đến tận thế kỷ thứ 19, người ta vẫn tin rằng những con quỷ hay những vấn đề liên quan tâm linh là nguyên nhân gây ra bóng đè. Lúc đầu, triệu chứng bóng đè được gọi là “giấc ngủ bại” và sau đó mới được chính thức đổi tên thành bóng đè.
Những sự thật bạn chưa biết về hiện tượng bóng đè
Tất cả mọi điều về bóng đè được giải thích trong bức tranh Phục Hưng nổi tiếng. Bức tranh của họa sĩ Thụy Sĩ Henry Fuseli được cho là lấy cảm hứng từ những trải nghiệm về những giấc mơ siêu nhiên khi triệu chứng bóng đè là một vấn đề rất được quan tâm trong giới y học thời bấy giờ.
Mọi người đổ lỗi cho phù thủy, bóng ma đến ngay cả người ngoài hành tinh là nguyên nhân của bóng đè. Và có rất nhiều truyền thuyết trên thế giới cố gắng giải thích vấn đề này bằng những cách khác nhau.
Tuy nhiên, không có chứng cứ nào cho thấy việc bị bóng đè sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bị bóng đề thực chất không nguy hiểm. Nó không gây tổn hại gì đến cơ thể của bạn và đến nay, không có trường hợp tử vong nào do bị bóng đè. Ở một vài nền văn hóa trên thế giới có những giải thích rất đáng sợ về hiện tượng này khiến cho việc một ai đó bị bóng đè càng trở nên bí ẩn.
Đối với tiến sĩ Michael, “điều quan trọng là phải tuyên truyền để mọi người nhận thức việc này không đáng sợ. Họ chỉ cần nghỉ ngơi đủ và nếu gặp phải những hiện tượng rối loạn giấc ngủ, họ có thể tìm đến chuyên gia”.
Tuy nhiên, với những người đã trải qua việc bị bóng đè, thì điều này rất đáng sợ và có một chút cảm giác huyền bí. Hoàn toàn không giống như việc bị rối loạn giấc ngủ thông thường.
(Theo lichvannien365)