Thương xót cô gái 9X mang hình hài đứa trẻ lên 2, nuôi hơn 20 năm mãi không thể lớn

Sinh ra hoàn toàn bình thường, sau đó Dung dù được gia đình chăm sóc cẩn thận nhưng mãi không thể lớn, suốt hơn 20 năm qua Dung vẫn như đứa trẻ lên 2.

Dù đã 27 tuổi, nhưng Đỗ Thị Dung (sinh năm 1990, ở Đại Từ, Thái Nguyên) vẫn như một đứa trẻ lên 2 cả về mặt hình thể lẫn tính cách.
Cô Trần Thị Nguyễn (52 tuổi, mẹ Dung) cho biết: “27 tuổi rồi mà em nó vẫn đi chưa vững, tối ngủ vẫn tè dầm và nũng nịu đòi quà như một đứa trẻ lên 2 vậy”.

…khi đó gia đình lại phải đưa giấy khai sinh để chứng minh.

Theo cô Nguyễn, 27 năm về trước, năm 1990, cô hạ sinh một bé gái kháu khỉnh đặt tên là Đỗ Thị Dung. Trong 6 tháng đầu đời, Dung phát triển như bao đứa trẻ bình thường khác.

Nhưng bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi Dung ốm nặng, khắp người bỗng nổi rất nhiều hạch và không phát triển nữa.

Dung chỉ nhỉnh hơn cháu bé 9 tháng (áo vàng) tuổi 1 chút.

“Lúc đầu tôi cũng không để ý gì, sau đó không thấy cháu phát triển chiều cao, cân nặng tôi cũng lo lắng, nhưng phần vì gia đình không có điều kiện, phần vì con ngoài việc thấp bé không có ốm đau, tôi đành phó mặc số phận.

Mãi sau này (năm 2005) đưa cháu đi khám ở bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh các bác sĩ kết luận Dung bị não úng thủy”, cô Nguyễn nói.

Do mắc căn bệnh não úng thủy nên phần đầu của dung khá đặc biệt.

Cô Nguyễn cho hay, kể từ khi có kết luận của bác sĩ, do nhà nghèo nên cũng không có điều kiện đưa Dung đi chạy chữa ở đâu. Và rồi thời gian qua đi, dù Dung vẫn ăn uống bình thường, nhưng cơ thể cứ như đứa trẻ lên 2 không thể phát triển được. Cô Nguyễn nghẹn ngào chia sẻ về đứa con đặc biệt của mình.

Dù đã 27 tuổi nhưng cả thể chất và trí tuệ của Dung chỉ như đứa trẻ lên 2.
7 năm nay Dung chưa ra đường, chỉ ở nhà chơi với các cháu ruột của mình.

“Ngoài việc không phát triển được về hình thể, Dung cũng chịu thiệt thòi nhiều thứ. Năm 10 tuổi Dung mới biết nói, biết đi. Chính vì thế
Dung không được đến trường ngày nào”, cô Nguyễn chia sẻ.

Mẹ của Dung tâm sự, dù không nói chuyện lưu loát được như những người bình thường, nhưng khi những người xung quanh nói Dung vẫn nghe và hiểu được câu chuyện. Chính vì thế, mỗi lần ai nói đúng ý Dung, hoặc ai cho quần áo đẹp Dung đều cảm ơn lại bằng một nụ cười rất tươi.

Đại diện chính quyền Thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ, Thái Nguyên) cho biết, gia đình cô Trần Thị Nguyễn Nhà có 4 người con thì 2 người đã lập gia đình, 2 người con còn lại đều mang bệnh tật.

Dung cười là điều rất hiếm hoi và đó cũng là những giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ.

“Tôi chỉ ước một lần được nghe tiếng gọi: Mẹ ơi!”
Kể từ khi biết nói đến nay, trong sinh hoạt hàng ngày Dung chỉ nói được những từ đơn, chứ rất ít khi nói được cả một câu. “Con như vậy tôi cũng chẳng đòi hỏi gì, tôi chỉ ước được một lần Dung gọi: Mẹ ơi!”, cô Nguyễn nghẹn ngào chia sẻ.

Theo cô Nguyễn, lần duy nhất Dung nói được đủ một câu đó là khi bố bị tai nạn vừa chuyển từ bệnh viện về nhà.

“Cách đây khoảng 1 năm, khi chồng tôi bị tai nạn đưa từ bệnh viện về nhà. Khi thấy bố nằm im không dậy, Dung liên tục gọi lớn 3 lần liên
tục: Bố ơi dậy đi!. Khi nghe tiếng con gái nói lên câu đó, tôi cũng như tất cả mọi người có mặt đều rơi nước mắt”, cô Nguyễn vừa chia sẻ vừa lau đi những giọt nước mắt.

Cô Nguyễn vừa làm ruộng, vừa trông con, trông cháu và cô chỉ ước được nghe tiếng gọi: Mẹ ơi!

Ngoài đồ chơi, bánh kẹo, túi đồ của Dung luôn có chiếc khăn tang của bố.

Được biết, từ ngày bố mất, vẻ mặt vốn đã già nua của Dung buồn hơn rất nhiều. Đặc biệt hơn nữa, trong túi đồ chơi của Dung ngoài kẹo, bánh, đồ chơi và vài đồng tiền lẻ thì Dung luôn giữ chiếc khăn tang của bố ở bên cạnh mình.

Dung và người em gái ruột đã lập gia đình của mình.

Được biết, dưới Dung còn một người em trai năm nay đã 13 tuổi, nhưng cũng bị suy dinh dưỡng và nuôi mãi cũng không lớn.
“Tôi đã cho cháu đi chữa bệnh, chăm sóc dinh dưỡng mà không tiến triển được gì. Năm nay học lớp 7 rồi mà chỉ được 13kg, nhìn như một đứa trẻ lên 5. Bác sĩ nói cháu không có bệnh như chị mà chỉ là do suy sinh dưỡng”, cô Nguyễn nói.

Dung và người em gái ruột đã lập gia đình của mình.

Não úng thủy là tình trạng dư thừa một loại chất lỏng trong não mà từ chuyên môn gọi là dịch não tủy. Sự dư thừa này làm cho đầu của
bé ngày càng to dần, dẫn đến các nhu mô não bị tổn thương.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại cho bé nhiều biến chứng khó phục hồi. Di chứng thường gặp nhất là viêm màng não mủ, mù, điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần, động kinh.

Bệnh não úng thủy không loại trừ đối tượng nào, nhưng thường gặp phải nhất ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Theo các nghiên cứu của
Viện quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (Mỹ), cứ 500 bé sơ sinh thì có 1 ca bị não úng thủy.

Theo khám phá