Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn
Theo quan niệm của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Vậy tại sao lại có cách gọi này? Hãy cùng tìm về quá khứ để có được câu trả lời nhé.
Tại sao tháng 7 âm lịch lại là tháng cô hồn?
Theo lời ông cha truyền lại thì người Việt cổ chúng ta tin rằng con người sau khi chết đi sẽ bị Diêm vương phán xử, nếu khi còn sống là người tốt, làm nhiều việc thiện thì sẽ sớm được đầu thai sang kiếp khác, còn nếu là kẻ ác, làm nhiều việc xấu thì sẽ bị đày xuống địa ngục, chịu sự tra tấn để đền tội cho kiếp trước. Thậm chí nếu tội nghiệt quá lớn thì sau đó còn trở thành ma quỷ, mãi mãi không được đầu thai mà lang thang khắp chốn quấy rối người thường. Từ đó, dân Việt ta có tục cúng cô hồn.
Vậy tháng cô hồn là tháng mấy? Lần theo nguồn gốc của Đạo giáo thì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ của người Hoa. Truyền thuyết kể rằng, vào tháng 7 âm lịch, cụ thể là từ mùng 2/7, Diêm Vương sẽ lệnh cho mở Quỷ Môn Quan, đến rằm tháng 7 thì cho phép tất cả ma quỷ được thoát khỏi xiềng xích mà tới chốn nhân gian. Đến sau 12h đêm ngày rằm thì Quỷ Môn Quan sẽ được đóng lại, tất cả ma quỷ phải quay trở về địa ngục để chịu tiếp nghiệt kiếp của mình.
Vì lẽ đó mà người ta cho rằng trong tháng 7 âm lịch, trên dương gian có rất nhiều quỷ đói lang thang ngoài đường nên phải cúng cháo, gạo, muối để hối lộ, mong chúng không vì đói khát mà quấy nhiễu cuộc sống của mọi người.
Điều này thể hiện tính nhân văn rất cao trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, người ta không xa lánh, xua đuổi những kẻ đã từng gây tội ác mà vẫn mở rộng vòng tay, cho chúng được hưởng hơi ấm của tình thương. Với ngày lễ Xá tội vong nhân, dân tộc Việt Nam còn thể hiện phẩm chất và cốt cách của mình khi giữ nguyên tắc rằng con người nếu đã gây tội thì sẽ phải chịu trừng phạt vì tội ác của mình, song vẫn rất nhân đạo khi cho họ có một ngày được hối lỗi, được xá tội để đỡ đi phần nào khổ cực, đau đớn, cho họ niềm tin để sửa chữa sai lầm.
Về lễ Xá tội vong nhân trong tháng cô hồn, người ta còn truyền miệng một câu chuyện khác về Phật giáo. Chuyện kể rằng Đức A Nan Đà, một trong những đại đệ tử của Phật tổ một hôm đang ngồi thiền thì thấy một con ngạ quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài ngoẵng, lưỡi thè dài, miệng nhả lửa bước rằng. Con quỷ nói với Đức A Nan Đà rằng 3 ngày nữa ông sẽ chết và cũng sẽ trở thành một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó. Muốn tránh nạn này thì phải bố thí cho lũ ngạ quỷ mỗi kẻ một hộc đồ ăn, lại cúng dường Tam bảo để chúng được tái sinh, bản thân A Nan Đà cũng nhờ đó mà được tăng thêm tuổi thọ.
Ngạ quỷ – Quỷ đói hay nỗi kinh sợ của người đời trong tháng cô hồn
Người ta truyền rằng trong tháng cô hồn, trên dương gian có rất nhiều hồn ma vất vưởng, cũng có không ít ma quỷ xấu xa đến quấy phá người thường, mà trong số ma quỷ đó, ngạ quỷ hay còn gọi là quỷ đói chính là nỗi kinh sợ lớn nhất của mọi người.
Trong dân gian còn có một sự tích khác về ngạ quỷ nữa. Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một gia đình vô cùng giàu có sung túc, họ giàu lên là nhờ bán nước mía. Một hôm, có nhà sư tới xin nhà đó nước mía về để chữa bệnh cho chúng sinh. Người chồng đi vắng, trước khi đi còn cẩn thận dặn dò người vợ phải tiếp đãi nhà sư chu đáo.
Lễ Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan
Trong tháng 7 âm lịch có hai ngày lễ lớn là lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn. Về ý nghĩa thì đây là hai ngày lễ hoàn toàn khác nhau. Lễ cúng cô hồn được biết đến như đã nói ở trên, còn lễ Vu Lan lại gắn với tích chuyện Mục Kiều Liên báo hiếu.
Mục Kiều Liên là một trong những đệ tử của Đức Phật, ông đã có nhiều năm tu luyện và cũng có nhiều phép thần thông. Mẹ mất sớm, ông đi theo Đức Phật đã lâu, song lòng vẫn không nguôi nhớ mẹ. Một hôm, ông muốn xem mẹ mình chết đi sống có tốt không nên đã dùng mắt thần để tìm lại mẹ.
Mục Kiều Liên thương mẹ, bèn cầu xin Đức Phật nghĩ cách cứu giúp mẹ mình. Đức Phật răn rằng, ác nghiệp của bà Thanh Đề quá nặng, một mình Mục Kiều Liên không thể cứu được mẹ mà phải nhờ chư tăng khắp mười phương cùng hợp lực thì mới mong có thể thành công. Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, nhân lúc chư tăng mãn hạ sau 3 tháng an cư kiết hạ thì ông phải sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng, nhờ chư tăng cầu phúc, ông lại phải thành khẩn cầu xin thì mới có thể cứu rỗi được vong nhân thoát khỏi chốn địa ngục tối tăm kia.
Mục Kiều Liên thành tâm nghe lời Phật dạy, làm theo những lời Đức Phật căn dặn, sau đó không những cứu được mẹ mình mà còn giải thoát được cho những vong hồn bị giam cầm nơi địa ngục. Kể từ đó, tháng 7 âm lịch được gọi là “mùa hiếu hạnh”, còn là dịp “xá tội vong nhân”, tức xá tội và thả tự do cho các vong hồn. Trong tháng cô hồn, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc làm lễ cúng bố thí cho các cô hồn (vong hồn không có người thân) để họ được giải thoát khỏi đói khổ, cũng mong họ phù hộ cho mình được bình an.
Từ đó về sau, theo lời Phật dạy, các Phật tử muốn báo hiếu cho đấng sinh thành thì đều cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho cha mẹ và cầu phúc giải thoát cho những vong hồn. Nguồn gốc khác nhau nhưng hai lễ cúng lớn trong tháng 7 âm lịch đều mang ý nghĩa nhân văn cao cả, đề cao lòng hiếu thảo, báo hiếu công ơn cha mẹ và làm phúc ban ơn, bố thí cho kẻ đói khổ.