Phật dạy: Làm điều này chắc chắn thoát khỏi NGHÈO TÚNG, cả đời nhận được PHÚC ĐỨC và gặp được nhiều may mắn, hậu vận an nhàn
Làm điều này chắc chắn thoát khỏi nghèo túng, cả đời nhận được phúc báo, hậu vận an nhàn – phật đã dạy ai cũng nên tìm hiểu.
Đời ai cũng muốn mình giàu có, không ai muốn rơi vào cảnh nghèo túng, khó khăn về vật chất. Nhưng không phải muốn là được bởi sự giàu nghèo đều có nguyên nhân của nó cả. Nhiều người thắc mắc vì sao vẫn làm lụng vất vả mà cũng nghèo hoài. Trong khi những người không làm nhiều lại có của để xài? Và làm sao để thoát nghèo, cải thiện cuộc sống? Vâng, câu trả lời qua bài viết Thoát khỏi sự nghèo túng hãy học điều Đức Phật dạy dưới đây.
Tin sâu vào nhân quả
Luật nhân quả là quy luật của vũ trụ bất di bất dịch. Vì thế tin vào nhân quả chúng ta sẽ có hướng đi đúng đắn, biết làm việc thành và lánh xa việc dữ. Một người có lòng tin vào nhân quả sẽ trở nên mạnh mẽ, sáng suốt để nhìn nhận sự việc và có cách chuyển hóa theo đúng chánh pháp thay vì than thân trách phận hoặc sa vào sự vô minh mà trở nên càng lầm lỗi.
Một người muốn vượt khó càng phải hiểu luật nhân quả là do chúng ta đã gây tạo sự san tham ở quá khứ để phải nhận kết quả nghèo khó như hôm nay. Thấy được như vậy chúng ta càng phải nỗ lực lao động, song song đó là diệt trừ đi nhân xấu đã gây tạo theo đúng chánh pháp. Chắc chắn tương lai không xa, sự nghèo khó sẽ chuyển hóa nhanh chóng.
Biết thiểu dục tri túc
Nghèo khó một phần do chúng ta không biết kiểm soát nhu cầu của bản thân, quá phúng túng nuông chiều để tiêu tiền như nước và không bao giờ biết điểm dừng. Mỗi người sẽ có cảm nhận về sự nghèo khó khác nhau. Chẳng hạn như với mức lương 3 triệu đồng/ tháng một người sẽ chi tiêu đủ, 1 người thì lại luôn thiếu trước hụt sau. Biết đủ là cách để chúng ta biết điều phối kinh tế của mình sau cho phù hợp để tránh tình trạng nghèo túng do không biết kiểm soát. Ngoài ra biết đủ còn giúp chúng ta không quá bi quan khi rơi vào tình trạng nghèo túng. Khi lạc quan trước hoàn cảnh và có cái nhìn tích cực, chúng ta sẽ có suy nghĩ đúng đắn để tìm hướng khắc phục.
Từ bi đối đãi sống thiện với người khác
Chúng ta đối xử ác, không thiện với người khác, thì người bị hại chỉ chịu ảnh hưởng 30%, còn chính bản thân chúng ta lãnh hậu quả 70%, đó là hủy hoại chính mình.
Nếu muốn bản thân bạn khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí huệ, thì bạn phải có tấm lòng nhân ái đối với chúng sinh, đối đãi người khác bằng thiện tâm, từ bi và hòa ái.
Quả báo có thể không hiển thị ngay mà qua vòng vận động của thời gian không chỉ một đời người mà có quan hệ đến thế hệ sau hoặc những kiếp chuyển sinh sau đó.
Người sẵn lòng cho đi sẽ khiến phúc báo càng ngày càng đến nhiều.
Người hay phàn nàn sẽ càng ngày càng có nhiều phiền não.
Người biết chia sẻ với người khác, sẽ càng ngày càng có nhiều bạn.
Người chăm chỉ học tập sẽ khiến trí tuệ ngày càng phong phú.
Người biết cảm ơn, sẽ khiến thuận lợi càng ngày càng nhiều hơn.
Người hay giận giữ, bực bội, bệnh tật sẽ sinh ra càng ngày càng nhiều.
Người hay dùng tiền tài giúp người khác, phú quý sẽ đến nhiều hơn.
Người chỉ ưa thích được hưởng phúc, thường sẽ bị nhiều khổ đau.
Ưa thích chiếm tiện nghi sẽ khiến cuộc đời càng ngày càng nghèo khó.
Hay giúp đỡ người khác thì quý nhân sẽ càng ngày càng nhiều.
Người chỉ biết trốn tránh thất bại, thử thách, thì thường thất bại càng đến nhiều hơn.
Người biết đủ, biết thỏa mãn sẽ càng ngày càng có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc.
Chính vì vậy, Phật khuyên tất cả chúng sanh, nếu muốn an lạc, hạnh phúc thì phải tận diệt cho bằng được tham-sân-si. Khi con người không còn tham-sân-si thì Cực lạc, Niết-bàn hiện ra trước mắt. Nói cách khác, khi không còn “tam độc” chi phối, thế giới ta bà biến thành Niết-bàn. Đức Phật gọi đó là Hữu dư Niết-bàn, còn Vô dư Niết-bàn là dành cho những người phúc đức viên mãn sau khi quá vãng.
Từ bỏ được “tam độc” sẽ thấy tâm thanh thản, bình yên, hóa giải tham sân si, sẽ giữ được phúc báo tốt cho mình, tránh được những đấu đá, tranh giành, nghi kỵ và thói xấu. Không những vậy còn lưu được phúc báo, tích đức cho nhiều đời con cái.