Lễ vật ngày Tiết Thanh Minh tuyệt đối phải có những thứ này để được TỔ TIÊN PHÙ HỘ, cả năm MAY MẮN PHÁT TÀI!!

Với người Việt thì Thanh Minh được xem là một ngày lễ tết vô cùng đặc biệt. Bởi lẽ, ngày này các gia đình sẽ đi thăm viếng và vệ sinh một người thân đã mất. Vậy trong ngày này thì cần những lễ vật gì?

Với người Việt Nam chúng ta thì hầu như gia đình nào cũng xem trọng ngày tiết Thanh Minh cả. Bởi đây được xem là ngày giỗ chung vô cùng đặc biệt của mọi gia đình, là ngày để con cháu báo hiếu, nhớ về công ơn và báo đáp với người đã khuất.

Vậy các chị có biết trong năm 2018 này Tiết Thanh Minh sẽ bắt đầu từ ngày nào, kết thúc vào ngày bao nhiêu hay không? Và vấn đề lễ vật ngày Tiết Thanh Minh cần có những gì cũng là 1 câu hỏi chung của nhiều người. Nếu câu trả lời là chưa thì các chị hãy tham khảo cùng em nhé:

Ảnh internet

Tiết Thanh Minh diễn ra vào ngày nào trong năm 2018?

Ảnh internet

Ngày Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí (tính theo lịch tiết khí). Chính vì tính theo lịch tiết khí nên tiết Thanh Minh là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch cho đến hết 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch.

Cụ thể thì Tiết Thanh Minh trong năm Mậu Tuất 2018 sẽ rơi vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch. Tiết Thanh Minh năm 2018 bắt đầu từ ngày 5/4 dương lịch (20/2 âm lịch, thứ Năm) và kết thúc vào khoảng ngày 20/4 dương lịch (5/3 âm lịch, thứ Sáu) khi tiết Cốc vũ bắt đầu. Như vậy, ngày Tết Thanh Minh 2018 năm Mậu Tuất sẽ là ngày 5/4/2018.

Những lễ vật cần có trong ngày Tiết Thanh Minh

Theo như phong tục truyền thống của người Việt Nam chúng ta, thì cúng Thanh Minh sẽ bao gồm 2 phần là cúng Thanh Minh ngoài phần mộ, cúng Thanh Minh tại gia và những lễ vật ngày Tiết Thanh Minh sẽ bao gồm:

– Cúng Thanh Minh ngoài mộ phần:

Với việc cúng Thanh Minh ngoài phần mộ thì các chị cần chuẩn bị lễ vật bao gồm: tiền vàng, hương đèn, trầu cau, hoa quả, đồ cúng chay hoặc đồ cúng mặn vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp nhang, đèn, vái ba vái tỏ lòng thành kính với Thổ địa, Thần linh cai quản khu mộ phần, rồi mới mời gia tiên về chứng giám và đọc bài khấn Lễ âm phần long mạch thổ phủ sơn thần nơi mộ và đọc văn khấn xin sửa sang lại mộ phần.

Trong lúc chờ tuần nhang thổ địa thì mọi người trong gia đình có thể đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình, thắp lên mộ mấy nén hương, khấn xin gia tiên tiền tổ chứng giám lòng thành, cho phép được sửa sang phần mộ của gia đình. Lúc này, gia chủ cùng các thành viên tiến hành dọn dẹp, sửa sang phần mộ người thân đã khuất.

Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì gia chủ sẽ đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.

Còn đây là văn khấn tảo mộ Tiết Thanh Minh mời các chị tham khảo: (Văn khấn tảo mộ Tết Thanh Minh, đọc đúng để không vọng động người đã khuất)

– Cúng Thanh Minh tại gia:

Ảnh internet

Còn cúng Thanh Minh tại gia thì các chị cần chuẩn bị lễ vật bao gồm: lễ chay với hoa quả tươi, xôi chè, oản chuối, trà tàu, thuốc lá,… để thông báo với gia tiền tiền tổ, ông bà,… đã khuất về ngày thanh minh.

Khi chuẩn bị lễ cúng thanh minh nên cúng bằng lễ chay, nên sắm lễ chay với: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong.

Khi tảo mộ, nếu là mộ xây thì xin phép được bao sái mộ chí, sơn vẽ, tu sửa phần bị hư hỏng. Với mộ đất thì xin phép rẫy cỏ, đắp đất tôn cao,…với tâm nguyện để mộ phát gia tộc mới thịnh vượng.

Ngoài mộ phần thân quyến, nên thắp hương cả những ngôi mộ vô chủ, hoặc gần đó.

Đặc biệt, trong Tiết Thanh Minh không nên mời thầy pháp, thầy chùa theo cúng lễ, vừa không đúng với truyền thống phong tục lại còn gây tốn kém hầu bao nữa đấy các mẹ à.

Đó là những lễ vật ngày Tiết Thanh Minh mà các chị cần phải có, nhớ chuẩn bị đầy đủ và thành tâm thì ông bà mới có thể phù hộ cho chúng ta được nha các chị.

Theo WTT