Mẹ già nhặt rác đến đám cưới của con trai, vốn tưởng sẽ bị chê cười, nhưng nhà gái vừa thấy bà liền quỳ xuống

Bà Lâm là một người nghèo khổ. Thời còn trẻ bà gặp tai nạn nên bị tật 1 bên tay, tiền bồi thường tai nạn đều bị cha mẹ bà giữ lại nói là để cho sau này lấy chồng.

Sau đó cha mẹ bà cũng mất, để lại cuốn sổ tiết kiệm nho nhỏ. Bà cũng không được học hành nhiều, chỉ học đến hết lớp 5, nên từ nhỏ tới lớn bà chỉ biết cái nghề nhặt rác kiếm sống.

Khi trưởng thành bà kết hôn với một người đàn ông cũng bị khuyết tật và có một cậu con trai. Nhưng khi con trai bà được 5 tuổi, chồng bà cũng qua đời. Bà kiên cường vượt lên số phận mặc dù tàn tật nhưng vẫn chịu đói chịu khổ nuôi con trai khôn lớn.

Một số người hàng xóm biết hoàn cảnh nghèo khổ của bà, đã báo cáo trường hợp của bà đến một tổ chức từ thiện. Nhờ đó mà cậu con trai có tiền đi học. Đến năm học đại học, Cường (con trai bà Lâm) đã có thể tự lập kiếm tiền trang trải học phí và còn gửi chút tiền về giúp đỡ mẹ.

Ảnh minh họa

Rất nhanh con trai Cường cũng đến tuổi lấy vợ. Qua bạn bè giới thiệu, anh quen một cô gái khá xinh đẹp, cha mẹ đều là thương nhân, điều kiện gia đình khá tốt. Cường rất sợ phía nhà gái chê nhà mình nghèo nên nói mình là trẻ mồ côi, không cha không mẹ. Gia đình nhà gái cũng là những người hiểu biết, thấy Cường thông minh, có chí tiến thủ lại chững chạc nên đồng ý cho đôi bạn trẻ kết hôn và không đưa ra bất cứ điều kiện nào, còn nói tiệc cưới và tất cứ mọi thứ khác đều do họ phụ trách.

Gần ngày cưới, Cường rất bối rối, một bên là mẹ già cực khổ nuôi anh khôn lớn, một bên là gia đình nhà vợ, nhưng anh không thể cưới mà không nói cho mẹ mình biết. Cuối cùng sau 1 thời gian dài suy nghĩ đắn đo, anh quyết định gọi về cho mẹ và xin mẹ tha thứ rồi mời mẹ đến lễ cưới của mình.

Anh cũng thành thật với vợ chưa cưới và gia đình bên gái. Không ngờ họ không những không chê bai anh, còn nói anh là người thành thật, đáng tin. Nếu như anh giấu chuyện này đi, sau này họ hàng nhà gái biết được có lẽ họ sẽ từ mặt anh vì họ không chấp nhận 1 người con lại phụ bạc mẹ của mình như vậy.

Ảnh minh họa

Hôn lễ được tổ chức tại một lễ đường sang trọng ở trung tâm thành phố, chú rể đưa mắt nhìn quanh như đang kiếm tìm ai đó rồi cuối cùng anh nhìn thấy mẹ mình, lưng còm trong manh cũ sờn. Anh không quan tâm đến những ánh mắt khinh bỉ mọi người nhìn bà lão, anh chạy nhanh xuống bục đỡ mẹ lên.

Anh cầm lấy đôi bàn tay của mẹ già rồi rưng rưng nước mắt nhìn bố mẹ vợ, vợ mình rồi các quan khách nói: “Đây là mẹ tôi, Vương Thu Lâm, là người đã cực khổ sinh thành dưỡng dục tôi trong suốt bao nhiêu năm qua, tôi muốn chia sẻ với bà mọi niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời”.

Nói xong anh cúi đầu trước mẹ mình: “Mẹ con xin lỗi mẹ, con đã có lúc định từ bỏ mẹ vì sợ xấu hổ, con thật lòng xin lỗi mẹ”.

Hai mẹ con nhìn nhau, khán đài nổ ra một tràng pháo tay lớn, lúc này đột nhiên cha mẹ vợ Cường bước đến nắm lấy bàn tay nhăn nheo của bà Lâm, vừa quỳ xuống vừa nghẹn ngào nói: “Ân nhân, cuối cùng cùng tìm được ân nhân rồi”.

Thì ra hơn 20 năm về trước, bà Lâm đang nhặt rác trong bệnh viện thì bắt gặp một cặp vợ chồng bồng đứa bé nhỏ mới sinh cầu xin bác sỹ cứu con họ nhưng bác sỹ nói họ không có tiền, không thể cứu được. Hai vợ chồng đau lòng đành rời bước quay về nhà.

Bà Lâm nhìn đứa bé mới sinh thương cảm nhớ lại năm đó mình bị xe đụng vẫn còn tiền bồi thường nên quyết định đưa số tiền đó cho đứa bé chữa bệnh. Thì ra đôi vợ chồng trẻ đó là chính là cha mẹ vợ của Cường. Năm đó sau khi con họ được chữa khỏi bệnh mới đi tìm người nhặt rác đó để trả ơn nhưng tìm không thấy bà đâu chỉ biết tên bà Vương Thu Lâm.

Ảnh minh họa

Sau đó hai vợ chồng họ làm ăn buôn bán nhỏ rồi dần dần cũng có của ăn của để. Từ đó đến nay họ vẫn đi tìm người đã cho con họ tiền chữa bệnh để báo ơn nhưng tìm không thấy, sau đó nghe ngóng được bà Lâm chuyển nhà đi một nơi khác nhưng không ai biết là đi đâu.

Cả hai bên gia đình nhà gái, nhà trai đứng trên bục lễ đường khóc nức nở, khung cảnh cảm động làm ai ai cũng cảm thấy sống mũi cay cay. Thật đúng là ở hiền gặp lành, bà Lâm cuối cùng cũng đã được hưởng phúc tuổi già.

Theo DKN