Đông y chia sẻ đau nhức xương khớp không đi nổi, trĩ độ 2 cũng khỏi nhờ nắm lá cúc tần

Là cây mọc hoang ở nông thôn, nhưng ít người biết cây cúc tần lại có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Và chúng ta có thể dùng nó để làm thành những bài thuốc chữa bệnh quen thuộc mà ai cũng cần biết để phòng thân.

Cây cúc tần là một loại cây dân dã phát triển rất mạnh ở vùng phía bắc (còn có tên gọi khác là cây phật phà, cây lức, cây từ bi…). Đây là loại cây thuộc nhóm cây bụi có thân cao từ 1 đến 2m. Cành cúc tần nhỏ mảnh có lông sau nhẵn. Lá có mép hình khé răng màu lục xám, mọc so le và gần như không có cuống. Hoa cúc tần mọc thành cụm ở ngọn, hình đầu có màu tím nhạt.

Cây có mùi thơm, toàn thân có lông tơ và cho ra quả nhỏ có cạnh. Trên cây cúc tần thường có dây tơ hồng sống ký sinh.

Theo Đông y, cây cúc tần có tính ấm, thơm, cay và vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, tiêu ứ, sát trùng, hỗ trợ tiêu hóa, tán phòng hàn, tiêu độc, giúp ăn ngon miệng… Người ta thường dùng cúc tần chữa đau lưng, thấp khớp, chấn thương, nhức xương, nhức đầu, cảm sốt không ra mồ hôi,….

Và một trong những bài thuốc nổi bất nhất chính là chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần kết hợp với lá sung, rau ngải và củ nghệ.

Chúng ta đem các vị thuốc trên rửa thật sạch và cho vào nồi nấu sôi khoảng 25 phút, sau đao sử dụng nước thuốc đó để xông vùng hậu môn. Sau khi nước đã nguội kết hợp lấy nước đó rửa vùng hậu môn có tác dụng sát khuẩn rất tốt.

Thực hiện bài thuốc này mỗi tuần 3 lần sau một thời gian ngắn người bệnh sẽ thấy các búi trĩ co vào rất hiệu quả.

Ngoài khả năng chữa bệnh trĩ khá hiệu quả thì cây cúc tần còn được dùng làm thành 6 bài thuốc chữa bệnh được nhiều người biết đến:

Ảnh:Internet

“1. Cây cúc tần chữa nhức đầu cảm sốt: Dùng 18g lá cúc tần, 9g lá sẻ và 9g lá chanh mang sắc thuốc uống lúc nóng. Phần bã cho thêm nước vào đun sôi dùng để xông. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với lá hương nhu và lá bàng sắc thuốc uống chữa cảm sốt.

2. Cúc tần chữa đau mỏi lưng: Cành non và lá cúc tần mang giã nhuyễn, sao nóng với rượu. Sau đó, đem đắp vào vùng lưng bị đau sẽ đỡ.

3. Cây cúc tần làm mau lành vết thương: Dùng lá cúc tần giã nhuyễn, đắp vào vùng vết thương, bầm giập sẽ mau lành.

4. Cây cúc tần trị thấp khớp và đau nhức xương: Dùng 15-20g rễ cúc tần sắc nước uống trong 1 tuần giúp trị thấp khớp và đau nhức xương. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với 20g rễ trinh nữ, 20g rễ bưởi bung, 10g cam thảo dây, 10g đinh lăng.

5. Cây cúc tần chữa đau đầu: Dùng 50g cúc tần, 100g đu đủ vừa chín tới, 50g hoa cúc trắng (xé nhỏ), 100g óc lợn. Cho 1 lít nước cùng cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào nồi đun sôi. Tiếp theo cho óc lợn vào đun 20 phút nữa cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, ăn liền 1 tuần, 2 lần/ngày giúp giảm đau đầu do căng thẳng hiệu quả.

6. Cây cúc tần chữa ho do viêm phế quản: Dùng 20g cúc tần già mang rửa sạch băm nhỏ, 3g gừng tươi cắt nhỏ, 2 nắm gạo, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi còn đói, ăn liên tục 3 ngày, ngày 3 lần sẽ đỡ.”

Tuy có tác dụng tốt nhưng khi sử dụng làm thuốc các chị nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhá. Đồng thời, cũng nên chú ý đến liều lượng và thời gian uống hợp lý nhé. Không nên vị tốt mà lạm dụng sẽ gây ra những tác dụng phụ khác không mong muốn đấy ạ.

Theo WTT