Cực quan trọng: 3 lễ cúng phải có trong tháng Chạp nếu muốn xui xẻo tránh xa, vận may lại gần trong năm mới

Dưới đây chính là 3 lễ cúng quan trọng nhất trong tháng 12 âm lịch, gia chủ chớ quên để rước lộc vào nhà trong năm mới.

Tháng cuối năm, gia đình nào cũng tất bật với việc sửa sang nhà cửa, sắm sửa để đón một cái Tết sung túc, đủ đầy. Tuy nhiên, nếu bỏ qua 3 lễ cúng quan trọng sau trong tháng Chạp bạn đã thiếu sót vô cùng.

Lễ cúng Rằm tháng Chạp

Nếu lễ cúng Rằm tháng Giêng quan trọng đến mức ông bà ta phải nhắc nhở con cháu bằng câu: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, thì ngày Rằm tháng Chạp cũng quan trọng không kém. Nếu gia chủ cúng ngày mùng một để cầu mong một tháng mới may mắn, bình an thì ngày Rằm là dịp để họ cầu nguyện được tổ tiên, ông bà, thần Phật phù hộ độ trì, che chở để vượt qua mọi tai ương, bất trắc.

Cúng Rằm tháng Chạp là một trong những lễ cúng quan trọng, gia chủ không được quên nếu muốn gia đạo an yên, may mắn – Ảnh minh họa: Internet

Ngày Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng của năm, đây được coi là cơ hội để gia chủ cầu khấn gia tiên giúp người đã khuất được an vui nơi chín suối, trở thành quý nhân trấn giữ mọi xui xẻo, mang lại may mắn bình an cho con cháu trong năm mới.

Vào ngày này, gia chủ nên chuẩn bị mâm cỗ cúng chay để dâng lên bàn thờ gia tiên, thần Phật. Ngoài ra, bạn cũng chớ quên hoa tươi và trái cây tươi, tuyệt đối không nên dùng hoa quả giả nếu không muốn bị Thần Phật trách tội.

 Lễ cúng ông Công, ông Táo

Ông Công, ông Táo là người coi sóc bếp lửa trong gia đình, là người nắm rõ nội tình của từng gia đình. Vậy nên, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu Trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra trong gia đình suốt một năm qua, sau đó, đến đêm giao thừa sẽ quay lại nhân gian để tiếp tục công việc của mình.

Trước 12 giờ trưa ngày 23 âm lịch, gia chủ phải hoàn tất lễ cúng ông Công ông Táo để kịp giờ Táo Công về chầu trời – Ảnh minh họa: Internet

Hàng năm, cứ đến ngày đêm 22 tháng Chạp, gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật đặt lên bàn thờ Táo quân, sau đó thắp hương khấn vái. Sau khi hương tàn, người ta sẽ thắp thêm một tuần hương nữa để lễ tạ. Giấy tiền vàng mã sẽ được mang hóa vàng cùng bài vị cũ, gia chủ sẽ lập cho Táo Công bài bị mới, sau đó thả cá chép để đưa Táo Công chầu trời.

Lễ cúng tất niên

Cúng tất niên là lễ cúng kết thúc năm cũ, chào đón năm mới vào chiều 29-30 Tết hàng năm. Đây là bữa cơm thân mật tượng trưng cho sự sum vầy, tụ họp của các thành viên trong gia đình. Đã là người Việt, ai cũng mong ngày cúng tất niên được quây quần bên mâm cơm tất niên, cùng người thân chuẩn bị đón giao thừa.

Mâm cơm cúng tất niên không chỉ thể hiện sự thành kính, nhớ ơn tổ tiên mà còn là dịp gia đình sum vầy – Ảnh minh họa: Internet

Lễ cúng ngày tất niên còn là dịp để gia chủ cẩn báo với gia tiên về tình hình gia đình trong một năm qua, là dịp để con cháu nhớ ơn ông bà, cha mẹ, là nơi khơi nguồn cho các giá trị gia đình thăng hoa.

Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo Phụ nữ sức khỏe