Chuẩn bị đồ cúng ông Táo 23 tháng Chạp, người Việt ai cũng phải nhớ không được thiếu những thứ này

Cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một trong những phong tục truyền thống, là nghi lễ quen thuộc không thể thiếu đối với người Việt vào dịp cuối năm. Dù không ai còn xa lạ với lễ này nhưng để chuẩn bị đầy đủ mâm cúng tiến Táo Quân về trời thì không phải ai cũng nắm được đâu nhé.

Ảnh minh họa

Người phương Đông tin rằng, Táo Quân là vị thần chủ quản bếp lửa, coi sóc bếp núc gia đình và biết rõ tất cả mọi chuyện trong nhà. Quanh năm Táo ở hạ giới, tới ngày 23 tháng Chạp sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình trình tấu với Ngọc Hoàng chuyện cả năm, điều hay điều dở. Vì thế mà người ta làm lễ cúng ông Táo về trời, giống như tiễn năm cũ qua đi và chuẩn bị đón mùa xuân mới về.

Tục cúng ông Công ông táo của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng thể hiện sự đoàn kết gắn bó gia đình và cộng đồng. Coi trọng bếp lửa là coi trọng những giá trị của thân tình, mọi người luôn quây quần sum vầy trong hơi ấm của những bữa cơm. Theo phong thủy, bếp lửa đại diện cho tài lộc nên nghi lễ này còn là sự gửi gắm tâm tư nguyện vọng về ấm no sung túc đủ đầy của con người trong cả năm.

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm đồ mã và mâm cúng mặn, Lịch Ngày Tốt xin liệt kê tất cả các vật dụng cần thiết để bạn đọc tiện chuẩn bị.

1. Đồ mã cúng ông Công ông Táo

Là vị thần bếp quanh năm sống nơi bếp lửa, gần gũi với con người, lắng nghe mọi tâm tư nguyện vọng của gia đình nên vào ngày 23 tháng Chạp, khi ông Công ông Táo về trời người Việt muốn cung tiến những bộ quần áo mới, đẹp đẽ và chỉn chu để khi lên thiên đình vị thần bếp này sẽ nói tốt cho nhà mình, mang tới điều may mắn trong năm mới.

Bởi vậy lễ vật không thể thiếu đồ mã, bao gồm 3 mũ ông Táo, 3 bộ quần áo có đai đi kèm và 3 bộ hia giày. Trong đó 2 bộ nam, 1 bộ nữ theo đúng truyền thuyết 2 ông 1 bà. Các bộ lễ này màu sắc thay đổi theo từng năm, tùy thuộc vào ngũ hành. Bên cạnh đó có thêm thoi vàng để làm lộ phí cho Táo.

Hầu hết các gia đình sẽ chuẩn bị 1 hoặc 3 con cá chép vàng trong lễ cúng vì táo cưỡi cá chép về trời. Sau khi cúng xong người ta mang cá ra ao hồ phóng sinh. Nhưng với gia đình không sử dụng cá chép thật thì sẽ chuẩn bị thêm 1 hoặc 3 con cá chép mã để cúng và đốt, làm phương tiện cho Táo về trời.

2. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Ảnh minh họa

Cúng ông Táo không thể thiếu được mâm cỗ gồm những món ăn truyền thống mang đậm hương sắc ngày Tết. Bắt đầu từ ngày 23 là người Việt đã chính thức bước vào kì lễ quan trọng nhất trong nắm – Tết Nguyên Đán. Mâm cúng bao gồm: gạo, muối, thịt mồi, giò, chả nem, bánh chưng, canh măng miến hoặc canh mọc, xào thập cẩm, xôi gấc, hoa quả, trầu cau, rượu chè. Ở nhiều nơi người ta còn cúng cá chép rán.

Thêm vào đó, với nhà có trẻ con thì người ta còn chuẩn bị một con gà luộc để cúng Táo. Gà này là gà cồ mới lớn, đang tập gáy, ngụ ý xin Táo về trời tâu Ngọc Hoàng cho đứa trẻ trong nhà lớn lên mạnh khỏe bình an, dồi dào sinh khí, mạnh mẽ vững vàng giống như chú gà trống.

Các món ăn trong mâm cúng không quá cầu kì, chủ yếu là các món đã quen thuộc và thường xuyên được sử dụng trong các lễ cúng của người Việt. Cúng Táo Quân phải cúng trong bếp vì đây là nơi thần cư ngụ. Nổi lửa lên cho bếp sáng rực, chuẩn bị đồ lễ tươm tất và bắt đầu dâng hương, khấn nguyện tới thần, mong cho gia đình sung túc no đủ, ấm áp đoàn viên.

Xem Thêm : Tham khảo Văn khấn cúng ông Táo chầu trời (23/12 âm lịch)

Văn khấn cúng ông Táo chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch đúng chuẩn. Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo cách sắm lễ và bài văn khấn Táo quân theo phong tục cổ truyền của dân tộc.

23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Các gia đình coi đây là ngày “chư thần chầu thiên”. Vì thế ngày này con cháu làm cơm tiễn ông Công ông Táo về trời, ngoài những lễ vật, mâm cỗ, vàng mã chuẩn bị cho cúng ông Táo còn có bài văn khấn cúng ông Công ông Táo vô cùng bài bản.

Ảnh minh họa

1. Ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo:

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công.Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng ông Công ông Táo xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

2. Sắm lễ cúng Ông Công ông Táo

Sắm lễ cúng ông Táo: Mũ thổ công: Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy. Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:

– Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu…

– Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén.

– Ba cá chép sống.

– Nhang thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả tươi đẹp.

Ảnh minh họa

3. Văn khấn cúng Ông Công ông Táo chuẩn theo Văn khấn cổ truyền

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :…………………… Ngụ tại :………………

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm , các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Theo Lịch ngày tốt