Chồng mất, mẹ kế cưu mang các con hết lòng đến cuối đời hai con trai đùn đẩy, chỉ cô út cưu mang và ngày cưới cô đã nhận được một chiếc hộp bất ngờ…

Gia đình tôi có ba anh em, trước tôi còn hai anh trai nữa. Mẹ mất khi tôi 5 tuổi, sau đó cha lấy vợ mới, ba anh em tôi đều do một tay mẹ kế nuôi dưỡng trưởng thành. Nhưng hai anh sau khi có điều kiện kinh tế độc lập ổn định thì không ai muốn chăm sóc bà, chỉ còn có tôi…

Mẹ kế là người tốt, tính tình lương thiện, vì không sinh được con nên mẹ luôn yêu thương ba anh em tôi như con ruột.

Ấn tượng sâu đậm nhất của tôi về mẹ là ngày nhỏ, trời mùa đông rét buốt, mỗi lần thức dậy mẹ kế đều lấy quần áo của chúng tôi đưa đến lò sưởi để hơ cho ấm sau đó mới cho chúng tôi mặc. Bởi vậy, tôi cũng luôn coi mẹ kế như mẹ ruột của mình.

Hình ảnh minh họa

Hai anh tôi ban đầu cũng rất quý mẹ nhưng từ sau khi kết hôn, do nghe lời vợ nên các anh dần dần giữ khoảng cách với mẹ kế.

Hai năm trước, mẹ đến nhà anh hai trông con cho anh chị, trong lúc bất cẩn bị ngã cầu thang và bị thương nặng. Kể từ hôm đó, anh hai liền đưa mẹ về nhà chúng tôi và không hỏi han lấy một lời. Cha và tôi vẫn luôn chăm sóc mẹ.

Năm ngoái, cha qua đời, tôi cũng sắp đi lấy chồng, thu xếp thế nào với mẹ kế là một vấn đề lớn. Hai anh tôi thì cứ đùn đẩy nhau, ai cũng không muốn chăm sóc mẹ kế, thậm chí còn ép mẹ chuyển vào viện dưỡng lão vì đó là nhà của cha, hai người anh cũng phải có phần.

Khoảng thời gian đó, mẹ kế khóc rất nhiều. Có một hôm, tôi đi làm về, chưa kịp bước vào nhà đã ngửi thấy mùi ga. Tôi hoảng hốt chạy vào nhà rồi chạy ngay xuống nhà bếp, cảnh tượng trước mắt khiến tôi như chết đứng. Không biết làm cách nào mẹ kế có thể chạy xuống phòng bếp được, sau đó mở khóa bình ga. Bà nằm dưới nền nhà, hôn mê bất tỉnh.

Tôi sợ hãi, vội vội vàng vàng gọi điện thoại cấp cứu. Cũng may tôi về kịp thời nên mẹ được cứu thoát. Câu đầu tiên sau khi tỉnh dậy của mẹ là: “Con à, tại sao lại cứu mẹ? Mẹ không muốn liên lụy đến con nữa...” Tôi ôm chặt lấy mẹ, trong lòng đau xót vô cùng. Một người phụ nữ đã dâng hiến hết cả tuổi thanh xuân để chăm lo cho gia đình tôi, đến nay già đi lại bị ép đến mức không muốn sống nữa, làm sao tôi có thể không đau lòng đây?

Tôi nói: “Mẹ à, tại sao mẹ lại làm chuyện ngốc nghếch như vậy? Không phải là vẫn còn có con đây hay sao ạ? Con sẽ đưa mẹ đi cùng, nếu anh ấy (chồng sắp cưới của tôi) không đồng ý, con sẽ không kết hôn nữa!”. Mẹ kế bật cười, rồi lại khóc. Nước mắt bà rơi từng giọt lên cánh tay tôi.

Hình ảnh minh họa

Chồng sắp cưới của tôi là một người chất phác hiểu đạo lý, sau khi nghe tôi nói rõ mọi chuyện, anh không chút do dự mà gật đầu đồng ý luôn. Ngày lễ thành hôn hôm đó, tôi trang điểm cho mẹ kế thật đẹp, bà ngồi trên xe lăn dự đám cưới của tôi.

Trước khi đi, mẹ kế nói muốn mang một số món đồ đi. Bà muốn tôi mang theo bức ảnh chụp chung của cha và bà và một chiếc hộp nhỏ. Bà dặn dò tôi cầm theo chiếc hộp đó mà không cho tôi xem bên trong đó là gì.

Trong buổi lễ thành hôn, bạn bè người thân có mặt đông đủ, đến lượt bố mẹ trao quà cưới, mẹ kế lấy chiếc hộp ra và nói đó là món quà cưới mẹ tặng cho tôi đồng thời bảo tôi mở nó ra trước mặt mọi người.

Tôi mở hộp ra, bên trong có một chiếc nhẫn ngọc và hai tờ di chúc. Trong đó, một tờ là di chúc của cha, bên trong có viết rằng sau khi ông mất đi toàn bộ tài sản sẽ là của mẹ kế, tờ còn lại là của mẹ kế, bà viết toàn bộ tài sản ba để lại sẽ thuộc về tôi.

Hình ảnh minh họa

Tôi vô cùng ngạc nhiên và không nói nên lời vì xúc động trước món quà cưới của mẹ. Mẹ kế nói rằng, chiếc nhẫn ngọc này là vật gia truyền của dòng họ nhà mẹ để lại, tôi nhất định phải đeo nó, bà còn dặn tôi rằng: “Con xứng đáng được nhận!”.

Tôi ôm mẹ và òa khóc trong sự ngỡ ngàng của hai anh và hai chị dâu.

Mặc dù tấm lòng hiếu thuận của cô gái đối với mẹ kế lúc ban đầu không hề có mong muốn nhận được sự báo đáp, thế nhưng mẹ kế của cô đã cảm nhận được tấm lòng chân thật của cô nên đã để lại toàn bộ tài sản cho cô. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy cho dù tài sản có to lớn đến đâu đều không thể so bì với sự hiếu thuận của cô gái.
Theo daikynguyen