Chết không phải là hết- Cảnh giới trước lúc lâm chung đáng sợ như thế nào?

Mình sống trên đời để làm gì? Tranh danh đoạt lợi? Có lợi được hay không, khi chính bản thân mình bị dìm vào ngục tối ngàn năm. Có tiền, có sung sướng không nếu sau khi hết thân này ta đầu thai vào hàng súc sanh ngu muội, bị người ta bắt cày bừa rồi sau cùng họ mổ để ăn thịt?…

Không phải ta chết đi là hết đâu cha má. Chắc chắn ta vẫn còn sống, mà còn sống rất lâu rất lâu. Đó là sự thực.

Tu hành đừng nên bừa bãi, đừng nghĩ rằng chết là hết mà cứ làm ào nói ốn để sau cùng dở khóc, dở cười, lỡ sụp hố rồi muốn thoát ra đâu còn được nữa!

Cha má nên biết rằng, cái cảnh giới của người sắp chết và sau khi chết trong bốn mươi chín ngày của Thân-Trung-Ấm rất đáng sợ. Ngay trong giờ phút sắp lâm chung, con người có thể bị rơi vào những cảnh giới thật hãi hùng ghê rợn không thể tả được. Có lúc thấy lửa cháy bừng thiêu đốt, có lúc bị dìm vào băng tuyết lạnh thấu xương, có lúc bị ma quỷ rượt cắn xé thân thể, cọp, beo, đầu trâu, mặt ngựa, ba đầu, sáu tay… nhào tới vồ chụp lấy.

 

Trong giờ phút lâm chung con người rơi vào những cảnh tượng hãi hùng ghê rợn

Nói chung rất nhiều cảnh giới hãi hùng ùn ùn kéo đến, nào là ánh sáng thay đổi đủ màu đủ sắc, sấm chớp, ma quái, quỷ dữ thay phiên nhau chụp giựt lấy ta để lôi ta vào cảnh giới của chúng… không sao diễn tả được. Nghiên cứu trong kinh sách Mật-tông, cha má sẽ thấ y rõ hơn, ở đây con không cách nào kể chi tiết được. Chính vì thấy những cảnh quá hãi hùng cho nên người sắp chết thường la hét, trợn mắt, tay chân cứng đơ, giãy giụa, đau đớn, v.v… trước khi nằm ngay đơ buông xuôi theo định mệnh đi theo nghiệp thọ báo. Hễ tu hành tốt thì trở lại làm người, lên trời, còn tu không xong thì theo vào địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh, những đường hung hiểm.

Thưa cha má, người không hiểu đạo họ không tin, người hiể u đạo họ lo tu hành từng chút, từng chút. Người không hiểu đạo họ cứ lo công danh, điạ vị, tiền bạc, cứ lo ăn nhậu cho đã rồi buông lời hủy báng pháp Phật. Người hiểu đạo rồi họ âm thầm tu niệm mặc cho người đời nói gì thì nói. Cái hơn, thua hãy chờ mà coi, bảy mươi, tám mươi năm trong đời đâu có nghĩa lý gì so với ngàn vạn ức triệu năm sau đó. Đó là cảnh giới mình sẽ sống.

Cảnh giới hãi hùng kia là giả hay thật? Thưa cha má, có thể cho là giả cũng được, nhưng trong cái giả đó chính ta thụ hưởng, chính ta có sướng, có khổ, có sợ, có vui. Cái thụ hưởng này lại có thực rõ ràng không trốn thoát được! Nếu trong đời cha má đã từng nằm thấy ác mộng thì lấy đó làm ví dụ. Ác mộng là giả hay thực? Là giả. Nhưng khi trực giấc thì sợ toát mồ hôi, nhiều lúc sợ đến hét thành tiếng, sợ đến ngủ không được, sợ muốn điên luôn.

Những giấc mơ đáng sợ mà khi tỉnh giấc có thể sợ đến toát mồ hôi

Có nhiều người nằm mộng mà sinh ra giết người, nhảy lầu, tự tử … tất cả cái đó đều là sự thật, một sự thật hiển nhiên mà chỉ có một mình người đó thấy, người nằm sát bên cạnh không hề hay biết. Cả nh giới ghê gớm như vậy đó! Cảnh giới trong mộng đến với ta chỉ một vài giây thôi mà dễ sợ như vậy.

Bây giờ con xin hỏ i, giả sử ác mộng đó kéo dài một ngày mình chịu nổi không? Cha má có dám nằm ngủ nữa không? Có dám ở nhà một mình không? Hơn nữa, nếu như cảnh giới đ ó diễn ra một tháng, liệu sẽ như thế nào? Mình có còn bình tĩnh nữa không? Có còn là người bình thường nữa không? Có phải, nếu không tiêu mạng thì cũng điên khùng, loạn tâm, trở thành người gỗ, người ma, người trong nhà thương điên không hở thưa cha má?

Hãy vào bệnh viện tâm thần nhìn cảnh tượng những người ở đó thì hiểu liền. Mỗi khi lên cơn là họ la hét, kêu gào, họ nhào lộn, nhảy lầu, họ trợn mắt, cắn xé… hàng chục nhân viên trực sẵn nhào vào quật họ xuống, trói tay, đè cổ, rồi người khác tới chích một mũi thuốc mê… làm cho cơ bắp tê liệt nằ m xuội lơ. Ai cũng t ưởng vậy là xong, nhưng thực ra, chính ng ười đó vẫn còn tiếp tục sống trong cảnh hãi hùng đau khổ của chính họ mà đâu có ai hay, ai thấy?!!!

Cái cảnh giới của người tạo nghiệp lúc chết giông giống như vậy. Gần tới giờ phút lâm chung là họ đã bắt đầu thọ lấy rồi. Sau đó trải suốt trong bốn mươi chín ngày lăn lộn hết cảnh này sang cảnh khác vô cùng đau khổ, hãi kinh! Tùy theo nghiệp báo, mà đương sự chịu nhiều hay ít và sau cùng bị lôi theo quả báo lớn nhất của nghiệp chướng, muôn đời khó thoát ra. Những người sống bừa bãi, làm điều bất thiện, không tin quả báo luân hồi, nếu cơ may nào đó bị rơi vào cảnh giới đó một ngày thôi, con tin chắc họ sẽ quỳ lạy cho đến lỗ đầu xước trán để xin tu hành, cầu Phật cứu độ, chứ đừng nói chi đến việc đợi mời, đợi nhắc.

Cái cảnh giới này từ đâu mà có? Chính là quả báo của nghiệp chướng do chính người đó tạo ra trong lúc còn sống trong đời này và nhiều đời trước lưu lại. “Nhân duyên quả báo tơ hào không sai”. Khi còn khoẻ mạnh, năng lực còn dồi dào, ma chướng nghiệp báo chưa làm gì mình được. Lúc sắp sửa lìa đời, khí lực khô kiệt là lúc tất cả oan gia, trái chủ nhào vào đòi nợ, nhào vào xâu xé mảnh hình hài của thần thức. Trong từng phút giây bao nhiêu cảnh tượng đổ tới dồn dập, lúc trắng, lúc xanh, lúc tối om mờ mịt, lúc chói sáng muốn nổ tròng mắt, lúc lửa cháy bừng bừng, lúc nước dâng cuồn cuộn lôi tuột thần thức vào cảnh hãi hùng… tất cả đều là quả báo do chính họ đã tạo.

Niệm Phật để xóa tan cảnh giới đáng sợ lúc lâm chung

Niệm Phật là để xoá tan tất cả cảnh giới đó chỉ còn lại cảnh giới Phật, cảnh giới Tây-phương Cực-lạc an vui thanh tịnh cho thần thức chúng ta nương theo đó mà đi. Cho nên, nếu người nào còn chút minh mẫn, may mắn, ngay giờ phút quan trọng đó trực nhớ đến Phật, mở lời niệm Nam-mô A-di-đà Phật thì tức khắc, tất cả cảnh giới kia đều tan biến. Trong Kinh Vô-Lượng-Thọ, lời nguyện của Phật A-di-đà nói, nếu trước phút lâm chung “người nào nghe được danh hiệu Ta, chí tâm tin kính, ai có căn lành tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước Ta, cho đến mười niệm không được sanh, Ta thề không thành bậc Chánh-Giác“.

Đức Phật A-di -đà đã thề như vậy thì chắc chắn Ngài giữ lời, nếu Ngài không giữ lời thì Ngài không thành Phật được. Mà Ngài đã thành Phật rồi thì đó là sự thật, ta không được quyền nghi ngờ nữa.

Trích Khuyên người niệm Phật – Diệu Âm Úc Châu