Đau lòng chuyện mẹ phá thai, bé 22 tuần tuổi bất hạnh vẫn sống, số phận còn nghiệt ngã hơn
Bạn có thể không được tận mắt chứng kiến cảnh phẫu thuật phá thai, nhưng bạn vẫn có thể hiểu sơ qua về nó. Có một điều mà bạn liệu có biết trong quá trình phẫu thuật mà thai nhi vẫn còn sống sót thì sẽ có hậu quả thế nào không?
Kathleen Malloy là y tá làm việc tại bệnh viện ở Florida. Vào một ngày, thai nhi bị phá thai nhưng vẫn sống được đưa tới bệnh viện nơi cô làm việc.
Một phương pháp phá thai là sử dụng nước muối (saline abortion). Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp phá thai muộn. Bác sĩ sẽ rót vào tử cung của thai phụ một lượng nước muối nồng độ cao, làm cho thai nhi ngâm trong nước muối, dẫn đến phổi và da bị bỏng mà chết trong vòng 24 giờ.
“Một đêm, tôi nhìn thấy bên ngoài phòng có chiếc giường em bé, bên trong có một bé đã thành hình khóc to, nhưng khác với những đứa trẻ khác, toàn thân em đều bị bỏng nặng, bởi vì em vừa trải qua phá thai bằng nước muối.”
“Bé gái này thoạt nhìn giống như vừa bị ném vào một nồi nước nóng nhưng tại hiện trường không có bác sĩ, không có y tá, cũng không có người thân tới chăm sóc bé. Thân thể trần trụi của bé gái vị vứt bỏ ngoài trời, đau đớn nằm chờ chết.”
“Thật khó tin trong xã hội hiện đại vẫn tồn tại sự việc này, nhưng đây là chân thật, hơn nữa lúc nào cũng xảy ra. Trước kia tôi cho rằng bệnh viện là nơi cứu người, không ngờ lại là nơi giết người. Đêm hôm đó, bé gái khóc thật to, thống khổ rồi chậm rãi ngừng thở… Tôi thực sự rất xấu hổ với chuyên môn của mình.”
“Sau đó, tôi hỏi y tá khác ở bệnh viện là tại sao lại đối xử với thai nhi như vậy… Họ lại cho thai nhi vào trong thùng, đậy nắp lại, để cho thai nhi nghẹt thở đến chết…”
Một y tá khác làm việc tại New Jersey cho biết: “Y tá khoa phụ sản mang bé trai vừa bị phá thai nhưng tim còn đập. Mẹ em bị ung thư, sau khi điều trị bằng hóa chất mới phát hiện mình có thai, nhưng bác sĩ cho biết hóa chất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nên đã khuyên loại bỏ đứa con trong bụng.”
“Tôi nhìn thấy bên trong thiết bị giữ ấm có một bé trai đã thành hình khoảng 23 tuần tuổi. Tôi không cần dùng ống nghe cũng biết rõ tim bé đang đập rất mạnh, bởi vì tôi nhìn thấy lồng ngực của bé phập phồng lên xuống. Bé trai nặng 900 gram, nặng gấp đôi so với thai nhi trước đây chúng tôi cứu chữa. Sau khi bác sĩ đến, bé trai bắt đầu thiếu oxy, thở hổn hển, tay chân không ngừng vung vẩy, cố gắng muốn thở.”
“Thời khắc này khiến mỗi người chúng ta đều cảm thấy trong lòng đau xót, tôi thật sự hy vọng có thể nghe được bác sĩ nói: Em bé này còn có thể cứu được, nhìn xem kích thước của bé, chắn hẳn đã 23 tuần tuổi.” Sau đó, tôi thử thuyết phục bác sĩ cứu sinh linh bé bỏng nhưng bác sĩ chỉ nói một câu: “Đây là em bé phá thai, chúng ta không có quyền can thiệp.”
“Tôi dùng tấm khăn đắp cho bé trai rồi ôm vào lòng, hy vọng có thể cho em một chút ấm áp. Nhìn xem bé dốc sức thở, cố gắng sống sót, tôi không cầm được nước mắt. Tôi cảm nhận được bé dần dần mất đi sinh mệnh, sau đó bé trai không ngừng thở dốc, tim đập càng ngày càng chậm đến cuối cùng dừng lại. Điều trớ trêu chính là trước khi chết bé trai không ngừng đau đớn, thống khổ. Các bác sĩ đang cấp cứu một bé gái sinh non khác nhưng cuối cùng bé gái vẫn không thể sống sót, tuy nhiên bé gái còn được nhân viên bệnh viện dốc lòng cứu chữa”.
Joan Smith, trong sự nghiệp điều dưỡng cô đã trải qua nhiều trường hợp nghẹt thở vô nhân đạo, “Tôi sẽ không bao giờ quên đêm đó, một y tá phẫu thuật mặc chiếc áo choàng vội vã đến đơn vị của chúng tôi, cô đã ném một bọc phủ kín khăn rồi bỏ chạy. Tôi mở khăn ra xem thấy rõ ràng là một đứa trẻ trải qua phá thai 22 tuần tuổi vẫn còn thở.”
“Sau đó, bác sĩ đến nói rằng không cần làm gì, chờ đứa trẻ từ từ chết đi là tốt rồi. Tôi vuốt bàn tay nhỏ bé của bé trai, trong lòng đầy phẫn nộ, tuyệt vọng và đau thương. Tôi nghĩ thầm, đây là hệ thống chữa bệnh của chúng ta? Bên cạnh tôi rõ ràng có nhiều thiết bị, khoa học kỹ thuật có thể cứu sống đứa trẻ mà không thể làm gì. Bốn giờ sau, trái tim của bé trai hoàn toàn ngừng đập. Tôi đưa bé trai đến nhà xác, nhưng bé vĩnh viễn không biết trong lòng mẹ sẽ ấm áp như thế nào, vĩnh viễn không có tên, bởi vì trên thế giới này không có người chào đón bé…”
Một số người có thể cho rằng thai nhi 22 tuần tuổi quá nhỏ không thể sống sót, nhưng thực tế đã có em bé sinh non chỉ 22 tuần tuổi được cứu sống. Những đứa trẻ này cuối cùng có thể khỏe mạnh lớn lên phụ thuộc vào người thân và thế giới này có muốn chúng hay không!