14 cách mà những người khôn ngoan dùng để đối phó với kẻ xấu tính

Tại sao phải lăn tăn với những kẻ phiền hà khi bạn có cả một tấn việc quan trọng khác. Dưới đây là cách mà những người thành đạt đối phó với người “khó nhằn”.

1. Làm lơ những người thích gây sự chú ý

Những người xấu tính thường rất muốn được người khác chú ý mọi lúc mọi nơi, như ở tiệc sinh nhật của người khác. Mọi chuyện thường bắt đầu với việc ngắt lời hoặc nói chen vào câu chuyện người khác, nói to một cách không cần thiết, gây chú ý bằng những trò lố nào đó… Và nếu họ không nhận được sự chú ý như mong muốn, hành động của họ sẽ trở nên vô cùng quyết liệt, thể hiện bằng việc tranh cãi, phá hoại hoặc làm rối tung mọi chuyện.

Một cộng đồng đoàn kết đều phải dựa vào quyền của mỗi thành viên trong đó được nói lên ý kiến của mình, và một cộng đồng như vậy không bao giờ nên xoay quanh 1 con người ích kỉ. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là đừng bận tâm đến những người thích được chú ý, thay vào đó hãy nói chuyện với những người trầm lặng và thu mình hơn trong nhóm.

2. Không tranh cãi

Những người thành công hiểu rằng việc tiếp tục sống và làm việc trong những ngày tiếp theo là rất quan trọng, dù bên cạnh mình có một đồng nghiệp là “người khó chịu”. Nếu để xảy ra cãi vã với người khó cảm tình ấy trong khi không kiểm soát được bản thân sẽ khiến bạn bị stress.

Ảnh minh họa

3. Giữ bình tĩnh

Một trong những cách để đối phó với những kẻ xấu tính là hãy luôn là chính bạn và ngày càng trở nên tuyệt vời hơn. Họ không ưa bạn, họ làm mọi thứ trở nên khó chịu cũng là chủ yếu để xem phản ứng của bạn như thế nào và tìm cơ hội để hạ thấp đối phương. Vì vậy, đừng khiến họ dễ dàng đạt được mục đích ấy. Giữ bình tĩnh, sống tốt hơn và phấn đấu hơn thay vì để ý những chuyện nhỏ nhặt như vậy!

4. Bớt tám chuyện

Nếu bạn đang ở trước mặt những người bạn không biết rõ, đừng kể những tin đồn với họ. Có thể bạn muốn tỏ ra là người có ích bằng cách kể với người mới đến về tất cả những thứ tồi tệ về một giáo viên hay người quản lí, nhưng bạn không thể biết là sau đó họ sẽ kể lại với ai. Nếu bạn không thể ngừng việc tán gẫu hoặc phàn nàn về ai đó, thì hãy cố chỉ kể với người mà chưa bao giờ gặp nhân vật mà bạn định nói tới.

5. Hiểu rằng họ không ưa ai là quyền của họ

Bạn không thể làm dâu trăm họ, vừa lòng tất cả mọi người được. Những gì bạn đã, đang và sẽ làm sẽ vì cuộc sống sau này của bạn, của bạn bè, của những người mà bạn yêu thương, chứ không là chỉ để chứng tỏ cho những người không ưa mình.

6. Để những kẻ đặt điều tự phản bác lại lời nói của chính mình

Những người xấu tính thường hay nói dối, không chỉ với người khác, mà còn với chính bản thân họ nữa. Họ thường bịa đặt lên rất nhiều điều về bản thân như quá khứ, nghề nghiệp, gia đình… nhưng không may là lời nói dối nào cũng sẽ có sơ hở.

Kể lại 1 câu chuyện có thật thì dễ, nhưng để dựng nên câu chuyện với một chuỗi những tình tiết tưởng tượng rồi kể lại cho người khác thì rất khó. Những người này luôn luôn để lộ ra sơ hở, vì lời nói của họ trước sau thường không đồng nhất.

7. Hoàn thiện bản thân

Trước khi bạn có thể áp dụng những điều trên một cách hiệu quả, bạn cần phải vượt qua một số thử thách mà hầu hết trong số đó là với những kẻ phiền nhiễu. May mắn thay, kể cả khi bạn thất bại, não của bạn cũng được điều chỉnh và hoàn thiện hơn. Hãy áp dụng những phương thức lành mạnh này khi đối phó với những người “khó nhằn”. Việc đó sẽ giúp bạn quẳng gánh lo đi và sống khoẻ mạnh hơn.

8. Không dính vào những chuyện lùm xùm hay bất đồng nhỏ nhặt

Hầu hết mọi người thường rất kín miệng về những bất hòa, cãi vã trong cuộc sống của họ, nhưng những người xấu tính thì không, họ cực kỳ thích việc phô ra những chuyện lùm xùm của mình, và khi xảy ra cãi vã, họ đều muốn mọi người xung quanh về phe họ. Bạn có liên quan đến chuyện đó hay không không quan trọng, bạn có hiểu rõ hai người trong cuộc hay không cũng không quan trọng, điều quan trọng là những kẻ ưa gây chuyện đó sẽ không bao giờ để bạn đứng ngoài đâu.

Thường thì trận chiến giữa những người nhỏ nhen đều trở thành thảm họa, và những người không liên quan bị lôi kéo vào mới là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất. Và đây là bảy từ sẽ giúp bạn tránh xa khỏi những chuyện vớ vẩn đó: “Chuyện này không liên quan đến tôi.”

9. Không nuông chiều những người chỉ biết thương hại bản thân

Ảnh minh họa

Những người xấu tính thường khoác lên một chiếc mặt nạ đáng thương để lừa dối và lợi dụng người khác, hoặc là để trốn tránh trách nhiệm về những gì họ đã làm. Bạn sẽ nghe thấy người như vậy nói rằng họ không thể trả lại bạn số tiền họ đã vay vì họ chưa kiếm được việc làm, họ chưa kiến được việc làm vì họ không có bằng cấp, họ chưa có bằng cấp vì trường chưa phát, v.v…Sẽ luôn có 1 lí do khách quan nào đó mà họ không thể kiểm soát, và thường thì bạn sẽ phải tự giải quyết mọi chuyện. Và nếu bạn không thể thì bạn cũng sẽ trở thành một trong những người tệ bạc với họ trong cuộc đời bất hạnh của họ mà thôi.

10. Không bị xao nhãng bởi những chuyện không đâu

Những người thành công ý thức được rằng điều quan trọng là phải sống vì ngày mai, đặt biệt khi là khi phải tiếp xúc cũng như giải quyết vấn đề với những kẻ lắm chuyện. Khi xảy ra tranh chấp, việc không kiểm soát được cảm xúc sẽ khiến bạn vướng vào những cuộc chiến vô nghĩa. Khi bạn hiểu và khống chế được cảm xúc của mình, bạn sẽ biết điều gì đáng để tranh cãi và lúc nào thì nên làm điều đó.

11. Không bị lừa bởi sự tử tế giả dối

Có một câu thành ngữ ở Châu Phi như thế này: “Hãy cẩn thận khi 1 người đàn ông trần truồng cho bạn 1 chiếc áo.”
Nói rõ hơn thì câu này có ý khuyên bạn đừng nhận thứ gì từ người không đủ khả năng cho bạn thứ đó, thường thì những lời khen hay cử chỉ ân cần là dễ nhận ra nhất.

Những người nhỏ nhen sẽ cố gắng lấy lòng bạn bằng những lời động viên hay khen ngợi khi họ muốn thứ gì đó từ bạn, hoặc là khi bạn có khả năng trở thành chướng ngại vật với họ. Rất có thể bạn sẽ nhận ra rằng không phải với ai họ cũng như vậy, thậm chí họ còn cư xử thô lỗ với những người xung quanh là đằng khác. Vậy nên đừng dại đột tưởng rằng họ thực sự thích bạn hay họ là người tử tế. Những người đó chỉ đang cố lợi dụng bạn mà thôi.

12. Kiểm soát được cảm xúc của chính mình

Những người xấu tính thường lợi dụng cảm xúc của người khác để đạt được những gì họ muốn. Để tránh trường hợp này, những người thông minh luôn nhận thức được rõ ràng cảm xúc và lí do tại sao họ cảm thấy như vậy để có thể làm chủ được tâm tư của bản thân.

Nhưng nói thì dễ hơn làm. Việc làm chủ được cảm xúc của mình thực sự rất khó, vậy nên tốt nhất là nên tránh những tình huống có thể khiến ta mất bình tĩnh. Một mẹo để thoát cơn giận giữ là viết ra chứ đừng nói ra.

Khi viết bạn sẽ có thời gian để hiểu đúng những gì đang xảy ra và trả lời một cách khôn ngoan, thay vì nói những lời theo cảm tính, không suy nghĩ.

13. Đối mặt với những lời đồn

Không phải lúc nào im lặng cũng là vàng. Bạn cần biết khi nào cần phải im lặng và khi nào phải lên tiếng bộc bạch. Hãy đối diện trực tiếp với những người gây tiếng xấu cho bạn. Mềm mỏng và xử sự với họ một cách chân thành, chứng minh cho họ thấy những trò trẻ con đó không có tác dụng gì, và bạn bản lĩnh hơn họ rất nhiều.

Nếu như họ tiếp tục gây rối và làm phiền nhiễu thì hãy luôn tin rằng, bên cạnh mình vẫn còn người thân, bạn bè, những người thật sự đáng tin, hiểu rõ và luôn ở bên bạn dù bất cứ chuyện gì xảy ra.

14. Nhờ trợ giúp

Đúng là sẽ rất tuyệt nếu có thể giải quyết tất cả mọi thứ một mình. Nhưng khi phải đối phó với những “kẻ khó chịu”, bạn cần nhận ra những điểm yếu của bản thân.

Từ đó, bạn cần sự giúp đỡ từ những người khác. Ai cũng có một người nào đó, một nhóm người nào đó thuộc cùng cơ quan hay bên ngoài cơ quan để ủng hộ và giúp đỡ khi cần.

Đôi khi cách đơn giản nhất là chia sẻ hay giải thích cách phản ứng của bạn với “người thích gây sự”. Trong phần lớn trường hợp, những người ngoài cuộc thường có cái nhìn tỉnh táo và họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn.

Theo TTVH