Tâm bệnh lớn nhất của con người là gì? Phật chỉ cách để tránh được nỗi thống khổ của cuộc đời

Con người sống càng ích kỷ càng đơn độc, đây chính là nỗi thống khổ lớn của đời người. Vậy làm sao để tránh được nỗi thống khổ ấy? Bài học dưới đây từ Phật sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó.

Đức Phật nói rằng các quan điểm tiêu cực của ta có chung hai yếu tố: sự vô minh và ích kỷ. Ta không hiểu mình là ai hay mình cùng các hiện tượng khác tồn tại như thế nào. Đây chính là sự vô minh. Vì mông muội, ta nhấn mạnh tầm quan trọng của cái tôi.

Con người dễ rơi vào vòng xoáy của tâm bệnh

Quan điểm đề cao cái tôi này sau đó sẽ đem lại cho ta vô vàn rắc rối, dù nhìn bề ngoài, nó có vẻ như bảo vệ sự tồn tại của ta.

Triết lý của việc đề cao cái tôi là: “Mình là người quan trọng nhất. Niềm hạnh phúc của mình là quan trọng nhất, và nỗi đau khổ của mình cần bị diệt trừ đầu tiên“.

Con người sống càng ích kỷ, càng độc đoán càng cô đơn.

Ích kỉ có thể hiểu là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mình, còn người khác thì mặc kệ, không quan tâm. Những người sống ích kỉ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, thua thiệt như thế nào.

Biểu hiện của tính ích kỉ trong mỗi con người rất rõ nét. Họ sẽ luôn sống trong tư thế không chịu mở lòng, làm việc gì cũng phải tính toán hơn thua với người khác, nếu thấy lợi về mình thì mới làm còn ngược lại thì thôi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Người ích kỷ thường chỉ thích hưởng thụ, không biết thông cảm, chia sẻ với ai

Người ích kỷ thường chỉ thích hưởng thụ, không biết thông cảm, chia sẻ với ai, kiểu người sống chỉ bo bo biết mình thế này thì hỏi sao có thể có phúc báo tốt được.

Cuộc đời con người, khó tránh khỏi sinh lão bênh tử, nhưng đâu có gì đáng sợ, bởi ai cũng như thế, có sinh ắt có diệt. Tâm bệnh mới là thứ đáng sợ, đeo đẳng dai dẳng nhất. Một trong những điều gây ra tâm bệnh lại chính là sự ích kỷ.

Người bị thói ích kỷ xâm chiếm tâm hồn, lúc nào cũng chỉ mong có lợi cho mình, tấm lòng không thoáng đạt, tâm không đại lượng, khó tiển triển thành tựu, tự bản thân không thể thăng hoa cảnh giới tư tưởng.

Vì thế, ngoài việc chú ý giữ gìn sức khỏe để không chịu nỗi thống khổ bệnh tật, cũng cần phải chữa khỏi tâm bệnh của chính mình.