Quý Phật tử nên thầm niệm câu này khi gặp các loài vật để cầu giải thoát cho chúng sanh

Lời niệm cầu này được ghi trong Kinh Phạm Võng. Trước khi nói đến lời niệm cầu này, xin gửi tới quý Phật tử một câu chuyện của chú Sa di dưới đây. Hành động của chú Sa di và lời Kinh Phạm Võng chính là những gì chúng ta nên ứng đối với các loài vật.

Trong Sa di Luật giải có nói: “Vị La Hán độ một chú sa di tu hành được một năm. Qua năm sau La Hán cho phép sa di về nhà thăm cha mẹ. Vừa cho đi nhưng vị La Hán thấy trước: “Có thể chú Sa di sẽ chết tại gia đình”. Trên đường về nhà chú sa di vừa đi vừa vô tư niệm Phật. Chú rất vui vì được Thầy cho về thăm nhà, chứ chú không biết mình yểu số. Đi đến một bờ rạch, thấy có ổ kiến bị trôi giữa dòng, chú liền cứu ổ kiến. Chú cởi áo lội xuống rạch, lấy cây vớt ổ kiến lên bờ. Sau đó tiếp tục đi về nhà thăm cha mẹ.

Ảnh internet

Nhờ cứu đàn kiến nên chú Sa di được tăng tuổi thọ

Một tuần lễ sau chú trở lại chùa. Vị La Hán thấy chú sa di lẽ ra sẽ chết tại nhà, nay lại trở về chùa, nét mặt tươi tắn hơn lúc trước. Vị La Hán hỏi: “Con đi về nhà có làm việc gì không?” “Thưa trên đường đi con có vớt ổ kiến trôi giữa dòng rạch đem lên bờ. Con cứu được đàn kiến, thưa La Hán!” Do cứu đàn kiến mà chú sa di tăng thọ mạng. (trích Sa di Luật giải của Tổ Vân Thê Châu Hoằng – Bản dịch HT.Thích Hành Trụ, trang 55). Không làm việc sát sinh, mà còn phóng sanh có ích lợi lắm. Lợi ích cho gia đình, bản thân, thọ mạng tăng trưởng, lợi ích cho nhân quần xã hội (đàn kiến).

Quý Phật tử nên niệm điều này khi nhìn thấy các loài vật…

Ảnh internet

Trong Kinh Phạm Võng, Phật dạy: “Người phật tử khi nhìn thấy các loài chúng sanh khác, nên thầm niệm rằng: Các vị hiện nay tuy là súc sanh, cũng nên phát tâm Bồ đề để ngày sau được giải thoát. Nếu không khởi tâm khuyến dạy khuyến tu như vậy là phạm vào tội khinh cấu…”

Không sát sanh hại vật là điều lợi ích lớn. Nay thấy chúng sanh khổ hạnh lại rộng lòng từ bi cứu khổ, há chẳng phải nên làm? Chớ nên thờ ơ trước sanh mạng muôn loài!

Theo An lanh