Mướp đắng là vị thuốc cực tốt tuy nhiên không phải ai ăn cũng tốt

Mướp đắng rất tốt nhưng không phải ai cũng nên ăn. Đặc biệt đối với một số người sau cần thận trọng khi ăn mướp đắng.

 

Mướp đắng có vị đắng, tính hàn công dụng thanh nhiệt giải độc

Mướp đắng (còn gọi là khổ qua) là loại quả vừa làm thực phẩm vừa làm thuốc.

Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Mướp đắng thích hợp dùng để điều trijcacs bệnh nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng.

Đặc biệt hơn nữa, mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch. Hạt mướp đắng có tác dụng bổ thận tráng dương.

Đứng trên góc độ y học hiện đại, mướp đắng có thể dùng để diệt virus và vi khuẩn, chống lại tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư rất hiệu quả.

Tuy mướp đắng rất tốt, nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn. Đặc biệt, với những người sau cần rất thận trọng khi ăn mướp đắng:

 

1. Người có bệnh huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp:

 

Người có bệnh huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng

Công dụng của mướp đắng là giảm huyết áp, hạ đường trong máu. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. C

Chính vì thế, người bị bệnh huyết áp thấp hoặc từng có tiền sử huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều mướp đắng. Nếu trót ăn nhiều loại quả này, người bệnh có thể bị huyết áp thấp hơn, gây hạ đường huyết, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm.

2. Phụ nữ mang thai và cho con bú:

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt t‚ử c‚u‚n‚g, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đế sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen.

Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.

3. Người bị bệnh gan, thận:

Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở động vật. Động vật sau khi được cho uống tinh chất mướp đắng có enzym gan tăng cao. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Thêm nữa, hạt mướp đắng có chứa chất vicine – một loại độc tố gây ngộ độc tạo nên hội chứng cấp tính bao gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Nếu mướp đắng được trồng trên những vùng đất bị nhiễm kim loại thì có thể bị nhiễm kim loại nặng và gây độc cho cơ thể.

Những người bị bệnh gan, thận cần tránh ăn muớp đắng vì những độc tính của mướp đắng kể trên tác động trực tiếp vào gan, thận người dùng.

Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng không nên ăn mướp đắng.