Mọi người chú ý: Mùng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng thiệt huống hồ đi buôn

“Mùng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng thiệt huống hồ đi buôn”: Câu nói phổ biến trong dân gian nhưng nguồn gốc và tính đúng đắn của nó thì không phải ai cũng biết.

Với người dân Việt, khoảng thời gian đầu năm rất linh thiêng vì được cho rằng, thái độ, việc làm trong dịp này quyết định tài vận của cả môt năm dài. Vì vậy mà trong dân gian lan truyền rất nhiều điều cấm kị trong những ngày Tết.

Tuy nhiên, nguồn gốc và tính đúng đắn của chúng thì không phải ai cũng biết. Một trong những điều kiêng kị phổ biến nhất là khuyên răn mọi người tránh ra đường vào ngày mùng 5 Tết.

“Mùng năm, mười bốn, hai ba

Đi chơi cũng thiệt huống hồ đi buôn”.

Để giải thích cho câu nói trên, trong dân gian truyền lại rất nhiều giả thiết nhưng phổ biến và được nhiều người tin tưởng nhất vẫn là bốn lí do sau:

Theo kinh nghiệm của các ngư dân

Người ta cho rằng vào thời xa xưa khi phương tiện đi lại trên những chuyến đường dài chủ yếu là tàu thuyền. Các ngư dân lâu năm đều nhận thấy rằng cứ vào Mồng 5 Tết là lại sinh ra những dòng hải lưu bất thường, gây nguy hiểm cho thuyền bè ở vùng vịnh Bắc Bộ. Do đó, người ta thường ví những ngày đó là điềm xấu, ngày “con nước” nhất là đối với những người đang đi xa.

Ảnh internet

Quan hệ giữa mặt trăng và con người

Một nhận định khác lại cho rằng vào ngày Mồng 5, con người chịu tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Chính nguồn năng lượng này khiến chúng ta bị mất tự chủ, dẫn đến những sai lầm trong tính toán và hành động.

Thậm chí có lời đồn đại rằng một số nghiên cứu đã chỉ ra số vụ tai nạn trong những ngày này tăng cao hơn dịp khác rất nhiều. Tuy không biết liệu ai đã làm những nghiên cứu này và nó có từ đâu, bao giờ… thậm chí còn chẳng thấy có số liệu đúng đắn cho nhận định trên, nhưng mọi người vẫn quan niệm đóng cửa vào Mồng 5 Tết.

Điều đặc biệt của những con số

Dân gian từ xưa cho đến nay vẫn có phong tục xem ngày tốt xấu rồi mới “hành sự”. Đây cũng là một trong những lí do dẫn đến kiêng kị trên. Cụ thể các cụ đã phát hiện một sự thật rằng các ngày 5-14-23 cộng lại đều bằng 5 ( 1+4=5, 2+3=5) mà theo quan niệm xưa số 5 thường được coi như sự nửa vời, không trọn vẹn nên những ngày này thường được gọi là “nửa đời, nửa đoạn” làm gì cũng giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.

Phong tục được truyền lại từ Trung Hoa

Ảnh internet

Một lời giải thích khác có lí lẽ hơn là phong tục này bắt nguồn từ tục vi hành của các nhà vua xứ Trung (cứ cách 9 ngày là đi một lần, thường vào ngày 5-14-23 hàng tháng). Theo đó dân gian cho rằng, khi nhà vua đi vi hành người dân không được phép thấy mặt vua. Kiệu vua đi đến đâu là buộc phải đóng cửa ở trong nhà, không được lén nhìn, nếu phạm phải lập tức chém đầu.

Do đó, trong ba ngày này người ta kiêng kị tổ chức hỷ sự, làm ăn, xây nhà,… thậm chí đóng cửa ở nhà để phong trừ hậu họa. Tục lệ này truyền về Việt Nam, lâu dần thành thói quen và thành phong tục cấm kị của ông bà ta.

Dù cho có bao nhiêu giả thiết thì ta cũng phải công nhận rằng chúng đều không hề có cơ sở khoa học. Tất nhiên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” tuy nhiên, việc kiêng kị cũng chỉ nên mang tính tương đối. Mọi người chỉ nên coi nó như lời răn dạy để cẩn thận hơn khi ra đường vào những ngày Tết chứ không có nghĩa phải đóng kín cửa ở nhà. Chúng ta cụng không nên sa đà vào mê tín, vì nhiều khi chính sự cổ hủ lại khiến bạn vuột mất cơ hội để thăng tiến đấy nhé.

Theo thethaovanhoa!