Làm thế nào để hiểu kinh Phật? Phật tử tại gia cần phải làm gì mới là tu?

Người tu trong quá trình làm đệ tử Phật đã quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới cấm, tu Bát Quan trai, tu thập thiện tức là đã học giáo lý của Phật rồi đó.

Tụng đọc nhiều kinh có hiểu được kinh Phật?

Tụng đọc nhiều kinh rất có lợi ích:

Một là làm cho nhuần nhuyễn tâm niệm trong pháp tu, nhuần gội pháp lành

Hai là làm sạch nghiệp chướng trần lao (sau khóa lễ thân tâm sảng khoái nhẹ nhàng).

Ba là làm cho trí tuệ sanh, trí tuệ sanh thì tiêu chí giải thóat càng cao.

Tuy nhiên đôi khi người xem kinh nhiều chưa chắc vị đó tu giỏi; trên thế gian phàm làm việc gì có lợi tất có hại cũng kèm theo, dù đó là kinh Phật, pháp Phật dạy.

Ảnh internet

Có khi cũng chính giáo pháp của Phật được người nói ra nhưng sai sót khiến cho người nghe hiểu lầm, tu theo thật tội nghiệp cho đệ tử.

Có khi giáo pháp Phật cũng được lưu truyền nhưng lưu truyền thiển cận theo ý riêng, tạo nên môi trường cục bộ, sanh ngã mạn khiến cho người tu theo cũng giống như thế, cũng sanh ngã mạn, đọc kinh chẳng hiểu gì cả mà xưng là pháp sư, giảng sư thuyết giảng, nhưng chẳng tu hành lập hạnh chi cả.

Rất tiếc, khi truyền cho môn đệ, thì môn đệ Phật tử cũng sanh lòng ngã mạn, cũng đọc học gần như là thuộc lòng hết kinh kệ, thuộc hết ba tạng thánh điển, nhưng không tu hành, không có quá trình công phu tu tập, không một chút huệ tu.

Như vậy làm sao có cơ sở giúp cho người tu thành những bậc thiền gia chân chánh, huống gì nói đến chuyện tu đắc đạo thành Phật.

Y kinh mà học, ly kinh mà tu cũng lắm khó khăn

Đành rằng trong chốn thiền lâm có câu: “y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức thành ma thuyết”.

Tụng kinh cho nhiều, nghiên cứu kinh cho giỏi, nhưng chấp theo kinh thì oan cho ba đời chư Phật. Ví dụ như trong Kinh Phổ Môn, Phật dạy: Người chuyên trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm cầu xin sanh con trai thì được con trai, cầu xin sanh con gái thì được con gái – Người niệm danh hiệu Quan Thế Âm vào lửa không bị cháy, xuống nước không bị chìm…

Tức là người trì niệm danh hiệu Quan Thế Âm cầu xin tu chứng đắc có đầy đủ từ bi (gái) trí tuệ (trai). Người niệm danh hiệu Quan Thế Âm vào lửa không bị cháy, lửa ở đây là lửa “dục nhiễm”, nước ở đây là nước “ái dục”.

Ảnh internet

Tức là người niệm danh hiệu Quan Thế Âm thì sẽ không còn dục nhiễm, ái dục thế gian nữa được thoát khổ. Như vậy người trì kinh mà hiểu lý kinh, hiểu ý Phật thì không “oan ức” cho chư Phật.

Tuy nhiên, nếu các Bạn không căn cứ vào kinh Phật dạy để tu hành, hoặc nói pháp nói kinh cho mọi người nghe nếu không căn cứ vào lời Phật dạy tức đồng ma thuyết. Ví như nếu Bạn không đọc nguyên văn câu kinh Phổ Môn trên “…

Người chuyên trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm cầu xin sanh con trai thì được trai, cầu xin sanh con gái thì được con gái’ người niệm danh hiệu Quan Thế Âm vào lửa không bị cháy, xuống nước không bị chìm…” để giải bài lý kinh cho mọi người nghe hiểu để tu hành mà Bạn bỏ bớt lời kinh, hoặc ít nhất một lời thôi thì cũng bị phạm vào chỗ “đồng với ma thuyết” là vậy.

Bạn “nghiên cứu kinh” vừa đủ để tu hành, bạn của Bạn thì khuyên “nghiên cứu kinh” thật nhiều để được hiểu nhiều dễ tu hơn.

Trong giới tu hành luận giải như vậy, không chắc lắm vì có khi “nghiên cứu kinh” vừa đủ thì dễ tu hơn là “nghiên cứu kinh” nhiều, vì “nghiên cứu kinh” vừa đủ làm cho Bạn có thời gian tu hành, “nghiên cứu kinh” thì bận việc “nghiên cứu kinh” làm gì có thời gian rỗi rãnh để tu hành. Vả lại Bạn là “tàng kinh các” cần phải có người giữ “tàng kinh các”, lo đọc giữ gom cho hết kinh trong “tàng kinh các” không có cơ sở tu tập thiền tụng.

Đọc tụng kinh là tu?

Làm Phật tử phải thông hiểu Phật pháp, Phật pháp là tam tạng thánh điển, khi nghe giảng sư thuyết giảng nơi nào nếu có phương tiện liền phát tâm đến đó thính pháp để tu hành, hoặc siêng học giáo lý để hiểu biết từ ngữ Phật học uyên thâm của Phật dạy.

Tuy nhiên không nên “chấp nê” mà sanh mê lầm, phải biết Pháp Phật chẳng qua là phương tiện xây dựng kho tàng tri thức cho chúng sanh lấy đó làm cơ sở tiệm tu mà không xa rời chánh giáo Đức Thế Tôn.

Như trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Phật dạy: Tu Bồ Đề, Ông chớ cho Như Lai nghĩa rằng “Ta Có Thuyết Pháp” Ông chớ nghĩ như vậy.

Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Như Lai có thuyết pháp tức là chê Phật, không hiểu được lời ta nói. Tu Bồ đề, thuyết pháp mà không có pháp nào để thuyết, đó gọi là thuyết pháp.

Thứ gì khó có được nhất trên đời này?

Người tu trong quá trình làm đệ tử Phật đã quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới cấm, tu Bát Quan trai, tu thập thiện tức là đã học giáo lý của Phật rồi đó.

Ảnh internete

Ngoài ra còn phải nghiên tầm giáo lý Phật, học Phật học cơ bản, trau giồi một số kiến thức Phật lý để có cơ sở nhận định đâu là chánh, đâu là tà, chủ yếu là học giáo lý Tam Huệ, Tam vô lậu học, ngũ thừa giáo để tiến tu.

Quá trình học Phật pháp đừng để giáo pháp, ngôn ngữ, từ ngữ Phật học làm Bạn bội thực, tức là dùng Phật pháp phải tiêu hóa tiến triển, biết áp dụng giáo pháp Phật vào đời sống hằng ngày, hạnh nguyện phát sáng, đạo từ viên dung.

Sự hiểu biết Phật pháp cần có cơ sở tiến triển thật sự để cảm thấy không lờn pháp, lập đi lập lại nhiều lần như “con két biết nói tiếng người mà không làm được việc người”, không nên xem giáo pháp Phật như một cơ sở triết học, xem giáo lý Phật là nơi nghiên cứu dịch thuật, phát hành buôn bán…

Phật tử cần thông suốt giáo lý

Làm Phật tử thuần túy Bạn phải thật sự vững vàng trong Phật sự hộ trì Tam Bảo. Sự hộ trì có nhiều nghĩa: một là cúng dường, cung cấp dưỡng nuôi chư Tăng Ni truyền trì giáo pháp Phật, hai là siêng năng tu hành, ba là lập hạnh Phật tử làm tiêu biểu cho mọi người, khuyến khích mọi người vào đạo, quy y làm đệ tử Đức Phật.

Kinh là lời dạy Thế Tôn

Ba ngôi quý báu linh hồn Phật gia

Chúng sanh thế giới ta bà

Phải thông giáo lý Phật đà khẩu tuyên