Khóc nghẹn nhìn cảnh em gái bị bệnh Down mếu máo trong ngày cưới chị gái: “Chị Vĩ lấy chồng, đừng bỏ Lan nhé!”

Nhớ hồi còn bé tí, mỗi lần đến nhà nhỏ bạn thân chơi là lại gặp em gái nó ngồi xem tivi. Hồi đầu cũng thấy lạ và hơi sợ thì con bé cứ ngồi cười, đôi mắt hơi đờ đẫn và đặc biệt là hình dáng tròn, kém phát triển. Bé mặc bộ đồ hoa, tóc cắt ngắn và giọng nói ngọng ngịu.

Lúc đấy em còn nhỏ nhưng cũng ý tứ lắm, em không dám hỏi sợ bạn em buồn. Sau này nghe ba mẹ nói là con bé bị chứng bệnh Down cơ thể và cả trí óc chậm phát triển.

Sau này nghe nhiều qua báo đài mới hiểu down là gì và càng thương những ai lỡ mắc phải hội chứng này. Bây giờ cứ mỗi lần đi ngang nhà bạn là cứ ngó ngó vào tìm con bé. Sau 15 năm nó vẫn như thế, vẫn cứ loanh quanh trong nhà với ba mẹ chứ không dám đi đâu xa. Bé vẫn mặc bộ đồ bông và tóc ngắn như ngày còn bé. Mỗi lần nhớ tới lại thương bé quá.

Sở dĩ em nhắc đến chuyện này là vì em vừa mới đọc được một câu chuyện khá xúc động về trường hợp hai chị em gái ở Bình Dương. Gắn bó và yêu thương nhau từ nhỏ nên khi cô chị đi lấy chồng thì em gái nói một câu khiến hai chị em cùng khóc nghẹn. Rồi từ hôm ấy cô chị quyết định không xuất ngoại cùng chồng mà ở lại Việt Nam sinh sống.

Em gái Xuân Lan nghẹn ngào trong ngày cưới của chị Xuân Thu. Nguồn internet

Cô chị gái trong câu chuyện này chính là Xuân Thu, cô hiện tại đang làm việc ở Sài Gòn còn gia đình thì ở bên Bình Dương. Sở dĩ em được biết đến hoàn cảnh của cô là do trên facebook Thu có chia sẻ bức ảnh chụp cô em gái tên Xuân Lan ôm chị gái khóc nức nở trong ngày cưới của mình. Bức ảnh như được chụp tình cờ bởi một ai đó.

Nhưng chỉ bấy nhiêu cũng thấy được tình cảm vô vàng của hai chị em dành cho nhau nhiều đến mức nào. Trong cuộc sống thường nhật, Xuân Thu gọi em mình là “một món quà vô giá” mà cha mẹ đã tặng cho cô. Vậy nên mỗi khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng trong tuần, Xuân Thu lại vội vàng thu xếp hành lý để từ TP HCM trở về Bình Dương; hay những tuần nào không về được, cô đều dành nhiều giờ để gọi điện về. Bởi ở đó không chỉ có cha mẹ mà cô còn một người em gái đã 15 tuổi nhưng tính tình “chỉ như trẻ lên 3”. Em gái của Xuân Thu bị bệnh úng thủy, chậm phát triển. Vì thế, khi là chị lớn trong nhà có hai chị em gái, Thu bảo: “Tôi giống như một ‘người đàn ông’ khác bên cạnh bố, lúc nào cũng cố gắng hết sức để trở thành trụ cột cho gia đình, cả về vật chất lẫn tinh thần”.

Lau nước mắt kể về quá khứ của hai chị em, Xuân Thu nói rằng Thu lên 10 tuổi và là con một nên làm gì cũng lủi thủi một mình. Mỗi lần thấy chúng bạn trong xóm hùa nhau chạy ra ngoài chơi trốn tìm, đuổi bắt, Thu cũng lao ra muốn chơi cùng. Nhưng cô hay bị bạn bè bắt nạt mà chẳng có anh, chị, em ruột thịt đứng ra bênh vực. Những lúc như thế, Thu lại chạy về nhà khóc lóc với mẹ, đòi mẹ phải sinh em cho mình bằng được. “Tôi đòi quá nên mẹ cuối cùng mẹ đã đồng ý. Lúc đó, mẹ tôi 47 tuổi, còn ba thì cũng 63-64 tuổi rồi. Mọi người đều nói tuổi của mẹ mà sinh con thì nhiều rủi ro và can ngăn, nhưng rồi mẹ cũng có bầu. Hẳn nhiên, tôi là người vui nhất. Tôi đã cầu nguyện rằng đó là một cậu em trai vì con trai sẽ có sức khỏe để bênh vực tôi”, Xuân Thu nhớ lại.

Nhưng rồi em bé ra đời, một cô gái nhỏ nhắn với cân nặng vỏn vẹn 1,7 kg. Dù không được như ước nguyện, Xuân Thu vẫn rất thích thú với việc trở thành chị. Cô kể rằng ngày đó gia đình không có điều kiện kinh tế, mẹ cô phải quay trở lại công việc giảng dạy từ sớm nên cô “bỗng dưng” thay mẹ chăm em. Mỗi sáng, mẹ của Thu dậy từ lúc 4-5h, pha sữa cho hai chị em rồi đi làm. Khi Xuân Lan, em gái của Xuân Thu, được khoảng 5-6 tháng, em vẫn chưa biết lật. Bố mẹ Thu đưa em đi khám thì được bác sĩ thông báo em bị não úng thủy. Thu kể: “Ngày đó, mình còn nhỏ, chưa hiểu gì nhưng vẫn nhớ rằng bé Lan đẹp người lắm: da trắng bóc, mũi cao như con lai, mẹ bế em đi đâu cũng bị hiểu lầm là bà và cháu”. Xuân Thu đi đâu cũng khoe có em gái “đẹp như búp bê”, cho đến một ngày khi Thu lớn hơn một chút.

Hai chị em Xuân Lan và Xuân Thu hồi nhỏ. Nguồn internet

Nhớ lại hồi trẻ con, Xuân Thu thừa nhận cô từng “ganh tỵ” với em gái khi bố mẹ dường như luôn dành nhiều sự ưu ái cho em hơn. Nhất là có những mùa hè, mẹ và em chuyển vào ở hẳn trong trung tâm SOS dạy trẻ khuyết tật Bình Dương. Mãi sau này, Thu mới biết rằng đó là khoảng thời gian mẹ cô kiên trì cùng em chữa bệnh, với mong muốn em có thể tự làm được những việc đơn giản phục vục cho cá nhân mình.

Suốt thời gian học cấp 2, ở cái tuổi “trái tính trái nết”, Xuân Thu thường giấu bạn bè về việc mình có một cô em gái bị bệnh chậm phát triển. Hoặc giả có ai hỏi đến thì cô cũng lảng tránh đi. Với Thu khi ấy, em gái giống như một gánh nặng của gia đình. Tuy nhiên, có một câu chuyện đã xảy ra khiến Thu thay đổi hoàn toàn, chuyển sang yêu thương và bảo vệ em hết mực: “hồi đấy, tôi lì lợm lắm nên cũng hay bị ba mẹ phạt, đánh đòn. Tôi khóc nức nở với những trận đòn của ba mẹ và khi đó, em Lan cũng òa khóc theo. Đến khi biết nói, Lan bập bẹ bảo tôi: ‘Đừng khóc’. Tôi cảm nhận được rằng dù em gái không nhanh nhẹn như trẻ bằng tuổi, em lại rất tình cảm và thương tôi. Sợi dây vô hình về tình chị em ruột thịt đã khiến tôi hiểu được nhiều điều”, Xuân Thu chia sẻ.

Kể từ đó, Xuân Lan đi đâu, Thu cũng muốn kè kè đi theo để bảo vệ em. Tới khi Lan đến tuổi học lớp một, em hay bị bạn bè bắt nạt, lấy hết đồ dùng học tập, bị đánh, cấu khắp người… Thu đã “đi gặp từng đứa chủ trò để ‘dằn mặt’”. Những hôm không phải đi học, Thu đều ghé qua trường vào buổi trưa để xem tình hình của em gái thế nào. Thậm chí, có một lần, cô chị gái “nhỏ tuổi nhưng đáo để” đã “làm um” cả lên vì “em gái ‘đi nặng’ trong quần, bị cô phạt đứng ngoài hành lang nắng, tới giờ cơm trưa cũng không được ăn”… Tới tận bây giờ, Xuân Thu vẫn có thể kể “vanh vách” những lần em gái bị ấm ức, bị đối xử không công bằng như chúng bạn cùng tuổi bình thường khác. Những ngày đó, dù có tức giận đến mấy, Thu cũng chỉ có thể “kéo tay em về nhà” vì cô bảo: “Tôi còn nhỏ và nhà lại nghèo nên chẳng làm gì được. Nhưng ngày từ khi ấy, tôi đã quyết tâm phải vươn lên để không ai coi thường mình được nữa. Em gái tôi đã quá khổ rồi”.

Xuân Thu bắt đầu xa nhà lên Sài Gòn từ sau khi tốt nghiệp cấp ba cho đến bây giờ. Không ở gần gia đình, Thu có nhiều “nỗi sợ”. Cô sợ cha mẹ ngày một lớn tuổi chẳng may bị bệnh thì không có ai chăm sóc. Và Thứ sợ nhiều hơn nếu em gái “còn tồ” của mình bị ai đó “làm hại”. Vì thế, mỗi khi gọi điện về cho mẹ, câu cuối cùng Thử luôn dặn: “Mẹ đi đâu cũng phải dính vào em, không được lơ là”. Những khi không phải đi làm, Thủ đều về nhà và cùng mẹ cho em gái đi chơi công viên. Thư bảo, cô thích nhất là lúc hỏi em: “Lan thương ai?”, và được trả lời: “Thương chị, nhất trên đời”. Câu nói được em gái nói ra bằng giọng ngọng nghịu luôn khiến Thư xúc động.

Tuy không thể nói được một cách tròn trịa cả câu nhưng Xuân Lan luôn dành cho chị gái tình yêu thương thông qua hành động. Nguồn internet

Cô chị cả từng không dám nghĩ tới chuyện kết hôn vì lấy chồng nghĩa là phải xa gia đình, xa em gái. Mãi tới khi Xuân Thu gặp ông xã của mình, một chàng trai Việt kiều, và được anh sẻ chia về hoàn cảnh gia đình, cô mới dám “gật đầu đồng ý”. Tuy vậy, trước khi nhận lời cầu hôn của chồng, Xuân Thu vẫn phải ra điều kiện rằng: “Cả hai sẽ chỉ sống ở Việt Nam để gần gũi gia đình”. Bởi cô luôn “ám ảnh” bởi một câu nói của em gái: “Chị Vĩ (tên ở nhà của Xuân Thu) lấy chồng, đừng bỏ Lan nhé”.

Hiện tại, cuộc sống của Thu tại TP HCM đã dần ổn định. Trong công ty, cô cũng đạt được một vị trí nhất định. Ông xã luôn bên cạnh và dành cho cô nhiều tình cảm yêu thương. Với một người con gái, điều đó có thể là sự “ổn định đáng mơ ước”, còn Thu vẫn “buộc phải cố gắng nhiều hơn”. Cô mong muốn tương lai có thể mua nhà tại Sài Gòn để đón ba mẹ và em gái lên ở cùng. Tới lúc đó, cô sẽ tìm một trường học đặc biệt cho em gái để em có thể tìm thấy niềm vui với những người bạn giống mình – điều mà Thu cho rằng bất cứ ai cũng có quyền được hưởng./.

Theo WTT