Thế giới bên kia và những điều chắc chắn bạn muốn biết

Bạn vẫn thường nghe nói đến khái niệm “Thế giới bên kia” nhưng “Thế giới bên kia” là thế giới nào? Thế giới bên kia có giống như thế giới của chúng ta không?… Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta tò mò, khó lý giải, đến các nhà khoa học cũng phải điên đầu.  Cùng đọc bài viết dưới đây để tỏ tường hơn về điều đó. 

the-gioi-ben-kia
Ảnh minh họa

Đồ ăn, quần áo, chỗ ở, đi lại

Thực sự thì đồ ăn dưới cõi âm ngon hơn đồ ăn trên chống dương gian của chúng ta rất nhiều, nhưng họ không thể ăn mà chỉ ngửi. Ngửi 1 lần có thể no tới vài ngày, nên không cần ăn một ngày 3 bữa như chúng ta.

Quần áo ở dưới cõi âm cũng như trên dương gian của chúng ta vậy. Dưới đó cũng có giường chiếu, chăn gối, nhưng thường không cần sử dụng đến bởi họ chỉ cần nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt chứ không cần ngủ 7-8 tiếng một ngày như chúng ta.

Người âm đi rất nhanh, cưỡi mây vượt gió chứ không đi lại chậm rãi, từng bước như chúng ta.

Khí hậu

Theo tâm linh, thế giới bên kia cũng phân chia ngày và đêm như chúng ta, nhưng lại không có mặt trời, mặt trăng và các ngôi sau. Ban ngày ở dưới đó chỉ lờ mờ nhưng sương mù. Họ cũng có 4 mùa. Mùa hè không nóng như ở trên trần gian, nhưng mùa đông lại lạnh hơn rất nhiều, nhưng không thể có tuyết rơi.

Luật pháp

Mọi việc con người làm trên dương gian khi còn sống sẽ được ghi chép lại một cách chính xác và rõ ràng. Tùy thuộc vào động cơ phạm tội và hậu quả mà kết luận tội nặng hay nhẹ. Chính vì vậy mà khi các quan dưới âm gian kết tội thì không cần phải suy nghĩ cũng có thể đưa ra được quyết định cho dù không cần tới luật pháp. Và các quan dưới âm gian không bao giờ xử sai người sai tội.

Hình phạt

Hình phạt dưới chốn âm gian đáng sợ hơn vạn lần so với dương gian và không phải chỉ xử một lần là xong. Ở dương gian, nếu một người giết 10 người thì pháp luật cũng chỉ xử tử 1 lần, nhưng ở dưới âm gian sẽ bị xử tử 10 lần, ngoài ra còn nếu có hóa kiếp cũng đều bị người khác giết.

Làm sao để phân biệt thiện – ác?

Trên đầu mỗi người dưới âm gian đều có ánh hào quang, thể hiện người đó tâm thiện hay tâm ác. Nếu tâm thiện, ánh hào quang sẽ chói lóa màu hồng, vàng hoặc trắng, nhưng nếu tâm ác thì sẽ chỉ có màu đen.

Nếu một người chỉ bất chợt nghĩ tới điều xấu xa nhưng nhanh chóng quên đi thì dưới âm gian sẽ không ghi chép lại nhưng nếu họ có tà tâm lâu dài thì cho dù chưa có hành vi nào, chỉ là trong tư tưởng thì cũng đều bị quỷ thần ghi lại.

Cũng có những trường hợp quỷ hồn “lách luật’, khi quỷ thần chuẩn bị kết tội họ thì họ lại niệm kinh, buộc các quỷ thần phải cho họ đầu thai, tuy nhiên, tại vận đời mới họ sẽ rất đoản mệnh.

the-gioi-ben-kia-1
Ảnh minh họa

Đức hạnh được tôn trọng nhất và tội nặng nhất

Đức hạnh được tôn trọng nhất ở cõi âm là lòng trung hiếu và lòng hiếu thảo. Dù những họ có mắc tội gì cũng sẽ được xử nhẹ hơn người khác

Và tội giết người và dâm ô là tội nặng nhất.  Và nếu vì dâm ô mà giết người thì tội được liệt vào hàng “đại trọng”.

Người tu hành có bị phán xét không?

Âm gian chỉ phán xét những hồn ma người tu hành mang theo tội nghiệp, nếu là người tu hành chân chính sau khi chết sẽ lập tức thăng lên thiên giới.

Làm siêu độ cho người đã chết có tác dụng gì không?

Việc cúng siêu độ mà chúng ta vẫn làm giúp làm tăng phúc đức cho người dưới cõi âm, nhưng chỉ là phụ, điều quan trọng nhất vẫn là phúc đức bản thân họ khi còn sống. Và siêu độ có tác dụng hay không thì còn phải tùy vào từng trường hợp. Nếu người đại thiện sau khi chết ngay lập tức được vãng sinh lên trời, còn người đại ác sau khi chết thì ngay lập tức bị giáng xuống địa ngục. Tất nhiên, khi đã xuống địa ngục thì họ không thể nào nhận được công đức từ siêu độ. Như thế, chỉ có những người bình thường không phải là đại thiện, đại ác mới có thể nhận được công đức từ siêu độ.

Tại sao quỷ hồn ở âm gian lại không tụng kinh niệm Phật để được siêu thoát?

Việc tụng kinh niệm phật chỉ có thể làm trên dương gian, còn khi đã xuống âm gian, bị nghiệp lực cản trở mà quỷ hồn không thể tu hành được.

Người chết không toàn thây thì linh hồn của họ sẽ ra sao?

Hình dáng của những linh hồn chết thảm cũng giống như những linh hồn bình thường khác. Có điều, sắc mặt sẽ nhợt nhạt, những vết thương còn dính máu và cảm xúc thống khổ. Người chết ở cõi âm dung mạo cũng sẽ không già đi theo năm tháng mà giữ nguyên như khi mới chết.

Linh hồn có cảm nhận được sự đau đớn hay không?

Với người chết do bệnh tật thì lúc linh hồn ly thể sẽ không hề đau đớn mà ngược lại còn cảm thấy rất thoải mái vì “bỗng nhiên được khỏi bệnh”, nhưng tâm trạng vẫn còn rất thống khổ vì còn lưu luyến trần gian, quến luyến gia quyến.

Quỷ hồn có sợ người không?

Quỷ hồn đông hơn người rất nhiều, chỗ nào có người thì chỗ đó cũng sẽ có quỷ hồn. Quỷ hồn thường đi lại ở 2 bên đường hoặc những chỗ u ám. Quỷ hồn cũng sợ người, đặc biệt là các vị chính nhân quân tử. Nhưng đối với những người có tà tâm hoặc vận khí kém thì quỷ hồn rất thích trêu cợt.

Chuyện đầu thai có thật hay không?

Con người là có sinh có tử, có tử thì ắt sẽ có sinh. Bởi vì sau khi người ta chết thì vẫn còn tồn tại một thể tinh thần, là phi vật chất. Vì thế không thể dùng phương pháp chứng thực thực nghiệm về thế giới vật chất để nghiên cứu tinh thần được, mà chỉ dùng tinh thần để lĩnh hội tinh thần. Các loại tu hành trong tôn giáo chính là cách tinh luyện tinh thần của con người tốt nhất. Vì thế chỉ có thể tu luyện mới có thể chứng thực được hiện tượng sinh tử luân hồi của con người.

Sau khi chết, người nào có thể hiển linh được?

Trừ những người vượt qua khỏi lục đạo luân hồi, còn ở trong lục đạo luân hồi thì phải tiếp tục luân hồi. Quỷ hồn chỉ tồn tại ở trong lục đạo luân hồi, vì thế sau khi chết không nhất định sẽ thành quỷ hồn. Nếu vẫn ở trong luân hồi, thì sau khi chết chỉ khi người nhà mời người đến gọi hồn, mới có thể hiện hồn, nhưng nếu sau khi chết thăng thiên, xuống địa ngục hoặc chuyển sinh thành súc sinh, thì sẽ không nguyện ý hoặc không thể hiển linh.

Người dương thọ đã hết, đã đến tuổi phải chết mà chết, bất kể là họ chết thảm hoặc là chết già, thì đều được đưa vào một hệ thống có quy tắc, giống như là biên chế của bộ đội, đóng quân ở chỗ này xong lại đóng quân ở chỗ khác, lúc đó sẽ rất ít có cơ hội ra bên ngoài, nên rất ít khi hiển linh. Nhưng nếu người ta vẫn chưa đi hết tiến trình sinh mệnh đặc định mà đã phải chết, thì khi linh hồn của họ chưa được nhận xử lý, sẽ không có nơi tá túc, gọi là cô hồn dã quỷ, trong lúc lưu lạc, cơ hội họ gặp người là rất lớn.

Tại sao các vị thánh hiền như Khổng Tử, Mạnh Tử, không bao giờ thấy hiển linh?

Cần phải biết rằng hư không, vũ trụ và thế giới đều là không giới hạn, chúng sinh cũng không giới hạn. Những bậc Thánh hiền vĩ đại vì tâm nguyện của mình mà đã đến thế gian, thực hiện sứ mệnh giáo hóa chúng sinh, khi nhiệm vụ của họ hoàn thành, họ liền rời thế giới này của chúng ta và tiến nhập vào một thế giới khác. Vậy nên chúng ta không thể nào dùng quan niệm hữu hạn về thời không để nghiên cứu cho ngọn ngành về họ được. Vì thế dựa vào việc họ có hiển linh hay không để xét sự tồn tại của họ là hoàn toàn sai lầm.

Những điều nói trên có thể bạn không tin, nhưng đây thực là điều được ghi chép khá kỹ càng và chi tiết trong cuốn “U minh vấn đáp lục”. Để được thăng thiên ngay sau khi chết đi thì chúng ta cần giữ một cái tâm trong sáng và tích cực hành thiện, tu dưỡng.