Đây là thời điểm CHÍNH XÁC NHẤT trong ngày cúng vía Thần Tài mồng 10 tháng Giêng để tiền bạc rủng rỉnh cả năm

Ngày vía Thần tài đặc biệt quan trọng, nhất là với những người kinh doanh. Nhưng không ai cũng đã biết cách cúng và cúng vào giờ nào là tốt nhất.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VNUSTA), Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình. Vì vậy, mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài để cầu xin mua may bắn đắt, tiền bạc sung túc.

Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm được coi là ngày vía Thần Tài. Năm 2018, ngày vía Thần Tài là ngày 25/2 dương lịch.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương, Hội Nghiên cứu Phát triển khoa học Việt Nam – Đông Nam Á) cho rằng nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất. Trước khi cúng Thần tài nên lau dọn bàn thờ Thần tài cẩn thận.

Khác với ban thờ Tổ tiên hay Thổ Công, nơi thờ Thần tài thường ở một góc nhà, hay gần cửa ra vào để đón tài lộc. (Ảnh minh họa)

Lễ vật cúng vía Thần tài bao gồm: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… vì dân gian truyền rằng, Thần tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.

Ngoài ra,dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Những lưu ý khi cúng Thần tài:

– Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.

– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.

– Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.

– Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

– Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần tài.

– Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần tài không được dùng vào việc khác.

– Khi thỉnh tượng Thần tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần tài, Thổ Đại.

– Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.

– Khi thỉnh Thần tài, Thổ Địa cũng có Thần tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Theo Khampha.vn