Cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni và lời tiên tri cho thời đại chúng ta (Phần 3)

Đức Phật đã trải không ít gian nan, trắc trở để tu thành chính quả. Bài học lớn nhất mà Người để lại là những chân lý còn tồn tại mãi với thời gian…

Hành trình đầy gian khổ tìm kiếm chân lý cuộc đời của Tất Đạt Đa

Sau khi rời khỏi cung điện, Tất Đạt Đa đi đến Vương Xá Thành, kinh đô của nước Ma Kiệt Đà thời Ấn Độ cổ, nơi người gặp một số vị sư đang thiền định trong các hang động trên núi. Hoàng tử trở thành đồ đệ của nhà tu hành A La La Ca Lam (Alara Klama), và được dạy cho cách tu luyện. Sau một thời gian tu luyện, hoàng tử không thấy tiến bộ hơn nữa nên theo học một nhà tu ẩn dật tên là Ưu Đà La La Ma Tử (Uddaka Ramaputta).

Tuy nhiên, sau một thời gian, người lại nhận ra rằng không thể tiến bộ thêm nữa. Do đó, Tất Đạt Đa tham gia cùng với năm nhà tu hành ở trong rừng Benares để tu luyện bằng cách hành xác, ăn cực ít và trải nghiệm sự khắc khổ. Từ đó trở đi, người ta bắt đầu gọi hoàng tử Tất Đạt Đa dưới cái tên Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), nghĩa là “nhà hiền triết của dòng họ Thích Ca”. Sau khi tu luyện như vậy được sáu năm, Thích Ca Mâu Ni phát hiện ra rằng ông chưa đạt được sự giác ngộ nhưng thân thể thường nhân của ông đã trở nên vô cùng suy kiệt.

Vào một ngày khi ông đang thiền định, ông bất chợt nghe thấy cuộc trò chuyện giữa hai nhạc công trên một con thuyền. Người nhạc công dày dạn kinh nghiệm nói với người tập việc rằng các sợi dây của đàn nguyệt không nên quá căng hoặc quá chùng. Nếu dây được kéo quá căng, chúng sẽ đứt; và nếu được kéo quá trùng, âm thanh phát ra sẽ không đúng nữa.

Ngay khi nghe được điều này, Thích Ca Mâu Ni chợt giác ngộ ra được đạo lý trung dung (đi đường giữa) và không đi sang phía cực đoan; sau đó ông rời đi để tản bộ. Trên đường đi, ông gặp một cô thôn nữ tên là Sujata, và cô tỏ ý muốn bố thí bánh gạo cho Thích Ca Mâu Ni; vốn giờ đã quá suy kiệt. Truyền thuyết kể lại rằng thân thể của Thích Ca Mâu Ni đã trở về bình thường ngay sau khi ăn nó.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng được một cô thôn nữ Sujata bố thí bánh gạo cho

Giác ngộ

Sau đó ông đã ngồi dưới cội Bồ Đề trong rừng Urvela và nguyện sẽ không ra khỏi trạng thái thiền định nếu không đạt được sự giác ngộ. Ông đã đối mặt với sự can nhiễu từ một con quỷ tên là Mara, nó dùng trăm mưu nghìn kế để quấy nhiễu ông nhưng không thể nào xoay chuyển được ý chí kiên định của Thích Ca Mâu Ni. Khi chứng kiến việc Thích Ca Mâu Ni đột phá khỏi sự kiềm tỏa của ham muốn và ràng buộc, Mara trở nên cực kỳ phẫn nộ và nó gửi hàng tá ma quỷ có vũ khí đến để tấn công Thích Ca Mâu Ni, nhưng Ngài vẫn giữ nguyên trạng thái bất động.

Sau khi bị đánh bại và nhận ra rằng nó sẽ không tài nào can nhiễu được đến định lực phi phàm của Thích Ca Mâu Ni, Mara đã mỉa mai ông và nói rằng mặc dù ông đã chiến thắng, nhưng sẽ không có ai chứng kiến được điều này. Thích Ca Mâu Ni chạm tay xuống mặt đất, ám chỉ rằng đất sẽ là vật chứng kiến. Mặt đất bất giác rung chuyển như để đáp lại rằng nó sẽ chứng kiến cho sự vinh diệu của Thích Ca Mâu Ni. Từ khoảnh khắc đó, Thích Ca Mâu Ni tiếp tục quá trình thiền định của ông và cuối cùng đã đạt được sự giác ngộ, trí huệ của ông đã được khai mở, và ông đã đạt đến cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề.

Thực hiện sứ mệnh tiền định: truyền rộng Phật Pháp, từ bi cứu độ chúng sinh 

Ngay sau khi chứng đắc quả vị Phật, ông bắt đầu sứ mệnh tiền định của mình là truyền rộng Phật Pháp, cứu độ chúng sinh. Thích Ca Mâu Ni đã giảng bài Pháp đầu tiên cho những người đồng tu trước đây của ông, năm nhà tu hành ở Benares. Dần dần, số lượng các đồ đệ của ông đã tăng lên đến con số 80.000.

Khi vua Tịnh Phạn biết được rằng con trai ông đã trở thành một vị Phật, ông đã cho mời Thích Ca Mâu Ni vào cung và quở trách việc ông đã đi xin ăn trong khi ông giàu đến nỗi có thể nuôi hàng nghìn tín đồ. Thích Ca Mâu Ni giải thích cho cha rằng đó là một yêu cầu của hệ thống tu luyện của ông. Trong thời gian này, người em trai cùng cha khác mẹ A Nan Đà (Ananda) của Thích Ca Mâu Ni, người sẽ được phong làm hoàng thái tử và có đính ước với công chúa Tôn Đà Lị (Sundari), cũng quyết định bước chân vào con đường tu luyện và trở thành đồ đệ của Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, con trai của Thích Ca Mâu Ni là La Hầu La và mẹ cũng đã trở thành đồ đệ của ông.

Tuy nhiên, những can nhiễu và ghen tỵ hãm hại cũng có: Đề Bà Đạt Đa (Devadutta), anh họ của Thích Ca Mâu Ni, đã cố gắng sát hại ông rất nhiều lần vì lòng ghen tỵ, nhưng Đức Phật đều tha thứ cho ông với lòng từ bi của mình. Tướng cướp Vô Não (Ương Quật Ma La – Angulimal) cũng đã cố gắng sát hại ông nhưng cuối cùng lòng từ bi của ông đã hóa giải tất cả và khiến tướng cướp quy phục và cũng trở thành đồ đệ của ông.

Mọi sự đều được hóa giải nhờ lòng từ bi của Phật

Vào đêm trăng tròn đúng tháng sinh của mình, năm 483 TCN, Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy đệ tử lần cuối trước khi nhập Niết Bàn. 

Những lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni về sự đản sinh của một vị Phật tương lai

Trong rất nhiều lời truyền giảng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại những lời tiên tri về thời mạt kiếp về sự đản sinh của một vị Phật tương lai, 2500 năm sau khi Ngài tạ thế, ứng với thời đại ngày hôm nay của chúng ta…

Kinh Phật ghi lại “Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc hạ thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên.”

Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa”, có nhắc tới sự đản sinh của một đức Phật Như Lai hay một đức Chuyển Luân Thánh Vương, và sự đản sinh của Ngài sẽ đi cùng dấu hiệu nơi thế gian là những bông hoa Ưu Đàm Bà La, một loài thiên hoa nhỏ li ti trắng muốt, thân hoa mỏng như sợi tơ, trong suốt, sắc trắng như tuyết, xung quanh tỏa ra vầng sáng nhàn nhạt, có khả năng mọc trên bất kỳ chất liệu nào mà những loài hoa thông thường không thể mọc được như đồng, sắt thép, thủy tinh, keo dán, trái cây, thực vật, và những bông hoa này cũng được lưu giữ đến hàng năm không phai tàn…

Kinh Huệ Lâm Âm Nghĩa viết: “Ưu Đàm Hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn Cổ. Đúng Phạn Ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội gặp đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng giáo hay một tín ngưỡi nào khác.

Hoa Ưu Đàm – Loài hoa tương truyền là đại diện cho sự xuất hiện của Phật
Những bông hoa Ưu Đàm Bà La, một loài thiên hoa nhỏ li ti trắng muốt, thân hoa mỏng như sợi tơ, trong suốt, sắc trắng như tuyết, xung quanh tỏa ra vầng sáng nhàn nhạt…Ảnh chụp thật bởi Thời Báo Đại Kỷ Nguyên, kích cỡ phóng to 400 lần, nhìn rõ thân hoa trong suốt như pha lê và từng lớp cánh mỏng phát sáng.

Lời tiên tri trong kinh Phật đã ứng nghiệm, những bông hoa Ưu Đàm Bà La hiện giờ đã khai nở khắp nơi, phải chăng Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã có mặt tại nhân gian và đang cứu độ chúng sinh rồi?

Một nhà sư người Đài Loan, Thích Chứng Thông đã viết bài thơ cảm kích:

Khi Phật tại thế ta đắc Pháp
Khi Phật Chính Pháp ta đang tìm
Mừng gặp kiếp này đủ phúc phận
Được thấy chân Phật thân vàng kim.