Chuyện lạ: Nước giếng Xó La, đã uống vào là ‘ sống thêm 5 tuổi ‘ khiến ai cũng ngỡ ngàng

“Gần cả đời uống nước giếng này, so sánh với những bạn bè, người quen xung quanh, tôi thấy hễ cứ uống nước giếng Xó La là người khỏe mạnh, ít bệnh tật. Uống nước Xó La sống thêm được 5 tuổi!”, ông Nguyễn Thành Long 74 tuổi ở đảo Lý Sơn, nói.

Sáng 10/1, trên đảo Lý Sơn vẫn mưa lạnh kéo dài, sóng tung trắng xóa. Mưa lạnh, nhưng ông Nguyễn Thành Long (74 tuổi, trú khu 2 xã An Vĩnh, Lý Sơn) vẫn đạp xe ra giếng Xó La lấy nước. Nhà ông cách giếng gần 1 cây số.

Ảnh: Trần Tuấn

Nhà ông Long chỉ còn hai vợ chồng già, con cái đã ra ở riêng hết. Một thùng nước loại hơn 20 lít này, vợ chồng ông nấu ăn được mấy ngày. Còn nước giếng bơm thì chỉ dùng cho sinh hoạt.

Ảnh: Trần Tuấn

Ông Long nói, giếng trên đảo rất nhiều, có cả ngàn cái, nhưng phần lớn nhiễm mặn. Và đóng vôi, không tốt cho sức khỏe. Nước mưa hứng mái tôn cũng có nguy cơ độc hại nên không ít ai dám uống.

Ảnh: Trần Tuấn
Ảnh: Trần Tuấn

“Gần cả đời uống nước giếng này, so sánh với những bạn bè, người quen xung quanh, tôi thấy hễ cứ uống nước giếng Xó La là người khỏe mạnh, ít bệnh tật. Uống nước Xó La sống thêm được 5 tuổi!”. Ông bảo, giếng nằm sát biển, nhưng nước ngọt chưa từng thấy. Cả những khi nước biển dâng sát thềm giếng, tung cả nước biển xuống giếng, nhưng nước vẫn cứ ngọt.

Ảnh: Trần Tuấn

Giếng Xó La nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Giếng do người Chăm đào, có tuổi đời trên 500 năm. Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh (Quảng Ngãi), cái tên Xó La có thể được hiểu là giếng nước ở góc ruộng hẹp có nhiều cây la (cây tra bồ đề, loại cây chịu mặn hay mọc ven biển).

Ngoài ra, giếng còn được gọi là giếng Vua, giếng Vương, giếng Gia Long (liên quan đến tích sử vua Gia Long chạy nạn ra đảo Lý Sơn). Nhiều người trên đảo còn gọi là giếng Tiên, vì nước giếng quá ngọt lành và không bao giờ cạn.

Ảnh: Trần Tuấn
Ảnh: Trần Tuấn

Pha trà, nấu rượu đều ngon, nên nước giếng Xó La ngoài dùng cho gia đình, còn được nhiều người chở bán cho các hàng quán quanh đảo. Nên dù mùa nắng, hay mùa mua bão, giếng lúc nào cũng có người đến lấy nước.
Giếng sâu gần 7 mét, lòng giếng phía dưới được người xưa kè bằng đá đen phún thạch của núi lửa.

Ảnh: Trần Tuấn

Phần tiền án của giếng về hướng tây có xây bậc cấp, với hai trụ tượng trưng cho cánh cổng. Giếng tựa lưng vào một quả đồi. Hậu chẩm có một bức tường dài giữa gắn tấm bia, đã được tô lại bằng xi măng nhưng không còn thấy chữ nào. Có lẽ qua thời gian, những chữ ghi lại đã bị xóa mờ.

Giếng Xó La – “Đệ nhất giếng”

Đó là cụm từ mà rất nhiều người đã ưu ái dành cho giếng nước thần kỳ này. Bởi là “đệ nhất giếng” nên nhiều người xa gần đã biết và vượt đường xa đến nơi đây chỉ để được thưởng thức những giọt nước thần kỳ này.

Ảnh: Trần Tuấn
Ảnh: Trần Tuấn

Tháng 8 năm ngoái, giếng Xó La được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Gần giếng Xó La hiện đang nhộn nhịp dự án xây dựng cảng Bến Đình là nơi tiếp nhận các tàu khách, vận tải hàng hóa, thay thế cho cảng cũ đang hoạt động hiện nay.