Chỉ vì cúng cô hồn tháng 7 sai mà cả năm đấy nhà em xui xẻo tận mạng, điềm đen dai dẳng mãi không thôi, hỏi ra mới biết phải cúng như này mới đúng ạ

Chuẩn bị bước sang th.á.n.g cô hồn rồi, năm nay là năm đầu tiên em tự cúng nhà em nên mẹ lo lắm, dặn đi dặn lại cứ sợ em cúng sai thì rước họa vào nhà thì không xong…

Nhớ lại mấy năm còn ở với mẹ cứ đến th.á.n.g 7 âm lịch là mẹ lo lắm sợ cả nhà không biết gặp hạn thế nào nên năm nào mẹ cũng kiêng kỵ với cúng đầy đủ cả, mẹ em bảo mình sao âm vậy họ cũng chỉ có một th.á.n.g, một ngày để xá tội nên mình cũng kiêng kỵ đầy đủ cho tai qua nạn khỏi, hết th.á.n.g bình an vô sự là yên tâm rồi.

Năm nay em về làm dâu mới nhưng được ở riêng nên phải tự chuẩn bị tất cả, mẹ em cứ sợ cúng sai nên dặn đi dặn lại phải mua thứ này thứ kia rồi kiêng kỵ ra sao đủ cả.

Mẹ bảo trước kia có cô hàng xóm gần nhà bà cũng vì trẻ người non dạ nên đâu hiểu hết đồ lễ vật mâm cúng cần gì rồi cúng ra sao, thế mà cả năm đấy nhà cô ấy cứ lận đận mãi hết con ốm đến chồng bị mất việc, làm gì cũng không nên nổi. Mãi sau may có người mách cô ấy dọn mâm cúng lại đầy đủ cả nhà mới tai qua nạn khỏi đấy, nghe thế em cũng sợ quá các chị ạ em biết cũng nhiều chị không rành mất vụ này thêm việc bận bịu công việc nên ít chú ý nên em chia sẻ lại mâm cúng của mẹ em để các chị share lại để hôm nào cúng nhé ạ

Trước khi cúng cần chuẩn bị

Hình minh họa

Cúng ông bà tổ tiên thường là một mâm cỗ mặn bao gồm một vài món ăn, có đủ cơm canh, rượu cùng những món đồ vàng mã khác như quần áo, mũ mão, tiền vàng… và những đồ dùng khác tùy theo quan niệm của từng gia đình. Đây là lễ cúng để cầu an cho gia đình, cầu phước cho người đã khuất cũng như “gửi” đến những người đã khuất những vật dụng để họ có cuộc sống đầy đủ như ở cõi trần.

Cúng chúng sinh là một trong những nghi thức quan trọng và khác biệt nhất trong ngày rằm th.á.n.g 7. Theo tín ngưỡng dân gian thì đây còn gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Vào ngày này, Diêm Vương sẽ mở cửa cho các vong hồn khi còn sống trên cõi trần bị sa cơ lỡ vận, không nơi nương tựa, đơn độc hoặc chết đường chết chợ, lang thang vạ vật…đến khi mất đi cũng không được ai thờ cúng đàng hoàng, không tìm về được với ông bà tổ tiên.

Bởi vậy, mâm cúng cô hồn vừa là để cho những vong hồn này không quay về quấy nhiễu dương gian, ảnh hưởng đến gia chủ, cũng thể hiện tấm lòng nhân văn, nhân đao của người trần, giúp đỡ và cầu phước cho những vong hồn không được người trần thờ cúng. Tuy nhiên, chỉ chú ý chuẩn bị mâm cỗ chỉn chu thôi chưa đủ, sau khi cúng, gia chủ cần phải biết cách “mời” cô hồn đi để tránh bị quấy nhiễu về sau.

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn cần phải lưu ý một số điều đặc biệt sau:

Mâm lễ cúng cô hồn nên cúng hoàn toàn bằng đồ chay để không khơi dậy “tham, sân, si”. Nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ mặn với rất nhiều món ăn vì cho rằng như vậy là tốt. Nhưng quan niệm này không đúng. Nếu cúng cô hồn bằng những món mặn, sẽ khơi dậy “lòng tham” ở những vong hồn và khiến họ không thể siêu thoát, quanh quẩn ở dương gian quấy nhiễu người trần, thậm chí là quấy nhiễu chính gia chủ đã sắp mâm cơm cúng mời họ.

Cúng cô hồn tuyệt đối không được cúng trong nhà. Gia chủ nên cúng ở ngoài sân, trên sân thượng, không được cúng ở những nơi như phòng khách, phòng bếp… không cúng trong phạm vi gia chủ ở. Thời điểm cúng nên vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 bởi đó được cho rằng là thời điểm những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.

Mâm cúng cô hồn thường bao gồm:

hình minh họa

Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo giấy từ 20 đến 50 bộ, bày phía dưới mâm theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, sau khi cúng xong sẽ đốt đi (nên đốt ở ngoài đường)
12 bát cháo trắng. Đây là món không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn. Theo quan niệm đây là món dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Các loại bỏng, có thể là bỏng ngô, bỏng ống, bỏng gạo…được quan niệm là để cúng những vong hồn “nhí”
Mía, khoai, sắn…
Ngũ quả
5 cái bát, 5 đôi đũa
Ba chén nước, ba cây nhang, một cây nến
Muối và gạo sau khi cũng sẽ được vãi ra trước cổng, ra đường.
Mâm cúng cô hồn sẽ tùy theo quan niệm, điều kiện và sự chuẩn bị của từng gia chủ nhưng tốt nhất nên là đồ chay hoàn toàn và không thể thiếu những thứ quan trọng nhất như vàng mã, muối, gạo, cháo trắng, hương.

Sau khi cúng cô hồn xong, nhiều gia chủ không biết cách mời họ đi nên có rất nhiều gia đình bị cô hồn quấy nhiễu do họ vẫn còn quanh quẩn ở bên. Bởi vậy, khi cúng xong, gia chủ nhất định phải đốt vàng mã, vãi gạo muối ra sân, ra đường. Có quan niệm cho rằng không nên ăn đồ cúng cô hồn hoặc không mang vào nhà bởi năng lượng từ cõi âm rất đen tối và nặng nề, nếu người ăn sẽ mang năng lượng xấu vào cơ thể.

Thời gian cúng cô hồn

Hình minh họa

Thời gian cúng có thể từ mùng 1 – ngày 15 th.á.n.g 7 Âm lịch. Theo đó, dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày Rằm th.á.n.g 7. Ngày 15/7 Âm lịch cũng chính là ngày lễ Vu Lan của Phật giáo, các gia đình thường lên chùa làm lễ để tỏ lòng báo hiếu, biết ơn cha mẹ.
Người ta quan niệm rằng, nên làm lễ cúng cô hồn vào buổi chiều tối.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lý giải trên trang Trí Thức Trẻ: “Dân gian quan niệm, ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được thả ra rất yếu. Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình”.

Những lưu ý khi cúng cô hồn

– Đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).
– Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ, còn đ.ĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Sau đó tiến hành đốt vàng mã.
– Theo các chuyên gia, với mâm cúng phật thì chỉ chuẩn bị đồ chay, còn với mâm cúng ông bà, tổ tiên hay cúng cô hồn th.á.n.g 7 thì có thể cúng các đồ mặn.
– Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.
– Khi việc cúng xong xuôi, thường có tục giật cô hồn (cướp đồ cúng).
– Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại.

Riêng về bài văn điếu cúng khấn thì em không tiện chia sẻ vì mỗi chị sẽ theo một quan niệm khác nhau nên các chị để chắc chắn cứ hỏi người lớn trong nhà nhé. Chúc các chị và gia đình đi qua th.á.n.g 7 bình an ạ!

Bài viết chỉ mang tính tham khảo
Theo WTT