Bài học lớn từ Phật: Đừng nản lòng trước sóng gió trong đời, hãy tin mọi thứ đều là an bài tốt nhất

Có một kẻ lang thang, đi vào chùa, thấy Bồ Tát ngồi trên đài sen nhận cúng bái của mọi người, anh ta vô cùng ngưỡng mộ.

Kẻ lang thang nói: “Tôi có thể đổi chỗ ngồi với Người một lát không?”.

Bồ Tát trả lời: “Chỉ cần anh không mở miệng”.

Kẻ lang thang ngồi lên đài sen. Trước mắt của anh là cả ngày hỗn loạn ầm ĩ, người đến phần lớn là cầu điều này điều kia. Anh vẫn cố gắng chịu đựng trước sau không mở miệng.

Một ngày, một phú ông đến. Phú ông: “Cầu Bồ Tát ban cho con một đức tính tốt”. Nói xong ông dập đầu, đứng dậy, ví tiền lại bị rớt xuống mặt đất. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.

Ảnh internet

Sau khi phú ông đi ra, thì có một người nghèo bước vào. Người nghèo nói: “Cầu Bồ Tát ban cho con ít tiền. Người nhà con lâm bệnh nặng, đang rất cần tiền ạ”. Cầu xong ông dập đầu, đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền rơi trên mặt đất. Người nghèo thốt lên: “Bồ Tát quả thật hiển linh rồi”. Ông cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải hiển linh, đó là đồ người ta đánh rơi, nhưng anh lại nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.

Lúc này, một người ngư dân đi vào. Ngư dân cầu xin: “Cầu Bồ Tát ban cho con bình an, ra biển không gặp sóng gió”. Đoạn dập đầu, đứng dậy, ông vừa muốn đi, lại bị phú ông túm chặt. Vì túi tiền, hai người đánh nhau túi bụi. Phú ông cho rằng người ngư dân đã lấy túi tiền, mà ngư dân thì cảm thấy bị oan uổng không cách nào chịu đựng nổi. Kẻ lang thang không thể nhịn được nữa, anh ta liền hô to: “Dừng tay!”, rồi đem chân tướng nói ra cho họ. Tranh chấp nhờ đó mà đã yên.

Lúc này Bồ Tát mới nói: “Ngươi cảm thấy làm vậy là đúng chăng? Ngươi hãy tiếp tục đi làm kẻ lang thang đi! Ngươi mở miệng tự cho mình rất công bằng. Nhưng người nghèo vì vậy mà không có tiền cứu chữa người thân; người giàu không có cơ hội tu đức hạnh; người ngư dân ra biển gặp sóng gió chôn thân dưới đáy biển. Nếu ngươi không mở miệng, mạng sống người nhà kẻ nghèo kia được cứu; người giàu tốn chút tiền nhưng giúp người khác mà tích được đức; ngư dân cũng vì dây dưa không cách nào lên thuyền, tránh được mưa gió, có thể còn sống sót”.

Kẻ lang thang im lặng ra khỏi chùa…

Rất nhiều sự tình đã xảy ra như thế nào thì chính là đã được an bài như thế ấy. Để tất cả tiến triển theo tự nhiên, kết quả sẽ tốt hơn. Khi đối mặt với sự việc, ai có thể biết rõ kết quả gì sẽ xảy ra chứ?

Yên lặng theo dõi diễn biến, chính là một loại năng lực!

Thuận theo tự nhiên, là một loại hạnh phúc!

Hãy tin rằng tất cả đều đã là an bài tốt nhất!

***

Người thiện lương sẽ luôn được Thần Phật trợ giúp

Phía Đông thành Thiệu Hưng có một quả núi Xạ, phía Nam núi Xạ có một cái hồ, ở hồ có một quả núi tên là Bạch Hạc Sơn. Truyền thuyết kể rằng năm xưa có một vị tiên nhân đánh rơi mất cây tên nên phái bạch hạc đi tìm…

Bạch hạc bới lộn hết cả vùng đất đó lên nhưng không tìm thấy, số đất đá mà bạch hạc bới lên tạo thành một ngọn núi nhỏ, ngọn núi nhỏ này chính là nguồn gốc của Bạch Hạc Sơn.

Ảnh internet

Có một câu chuyện liên quan đến ngọn Bạch Hạc Sơn, đã được lưu truyền trong dân gian từ rất xa xưa. Kể rằng…

Thời Đông Hán có một vị thái phủ tên là Trịnh Hoằng, hồi nhỏ gia cảnh túng thiếu, mỗi ngày đều phải lên núi đốn củi, dựa vào nghề kiếm củi để sinh sống qua ngày.

Một hôm, trong lúc vào rừng đốn củi Trịnh Hoằng nhặt được một cây tên. Đầu mũi tên rất đẹp, phản ánh ngũ quang thập sắc, nó hoàn toàn khác với những mũi tên bình thường.

Trịnh Hoằng nghĩ trong bụng rằng người làm mất chắc rất sốt ruột tìm kiếm nên ngồi bên đường đợi chủ nhân nó quay lại tìm.

Một lúc sau, thấy một lão ông tóc trắng như cước vừa đi vừa nhìn trước ngó sau như đang tìm kiếm thứ gì đó, Trịnh Hoằng cất tiếng hỏi:

“Lão bá, lão đang tìm thứ gì vậy?”.

“Ồ, ta đang tìm một mũi tên”, lão bá trả lời.

“Thưa, có phải cái này không?”, Trịnh Hoằng vừa đáp vừa đưa mũi tên cho lão ông xem.

Niềm tin vào thiện lương và thiện ác phúc báo lẫy nhân nghĩa đói đãi mới có một tương lai tốt đẹp. (Ảnh: Lê Diễm Chi Huệ)

Lão ông cầm lấy mũi tên xem rồi ngẩn người ở đó một lúc, sau khi định thần lại rồi vui mừng nói: “Đúng, đúng, đúng là nó, thật tốt quá, ta đã tìm nó suốt mấy năm trời, thật không dễ gì mà tìm được. Tiểu huynh đệ, cậu nói đi, vàng bạc châu báu, lụa là gấm vóc, cậu muốn gì ta cũng cho cậu”.

Trịnh Hoằng nghe xong thành thật đáp: “Vàng bạc châu báu, lụa là gấm vóc cháu đều không cần. Nếu như lão bá muốn cảm tạ cháu, cháu chỉ xin lão bá một loại gió”.

Lão ông cảm thấy kỳ quặc nên nói: “Cái gì? Cậu muốn gió?”.

Trịnh Hoằng: “Đúng vậy, cháu muốn gió, những người đi kiếm củi như chúng cháu, sáng sớm tinh mơ mỗi ngày đều phải vượt qua khe suối Nha Khê đó để vào rừng kiếm củi, tối lại về. Nhưng mà gió ở Nha Khê lại luôn thổi ngược vào mặt, đi đi về về đều bị nó thổi vào mặt, nếu không cẩn thận thì sẽ bị gió thổi ngã xuống. Lão bá, ông hãy làm một việc tốt giúp chúng cháu, khiến gió Nha Khê sáng thổi về phía Nam, tối thổi về phía Bắc, như vậy thì người đi qua đó sẽ luôn gặp được gió thuận”.

Vốn dĩ cụ ông đó chính là một tiên nhân, nghe yêu cầu của Trịnh Hoằng, cảm thấy cậu là một đứa trẻ có lòng tốt, tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã biết nghĩ cho mọi người, trong lòng rất cảm động nên nhận lời thỉnh cầu của cậu.

Từ đó về sau, gió ở Nha Khê luôn thổi về phía nam buổi sáng, buổi chiều về phía Bắc, giúp những người kiếm củi qua đó rất thuận tiện. Nhiều năm qua đi, mọi người gọi đó là “Gió Trịnh Hoằng” cũng có người gọi là “Tiều Phòng” tức gió người kiếm củi.

Theo ĐKN